Lịch Sử

Di Tích Đền Bà Chúa Kho

Hiện nay Di Tích Đền Bà Chúa Kho (Thương Tỉnh Linh Từ) là một trong những di tích thuộc quần thể di tích cổ Phố Hiến, được xếp hạng là di tích lịch đặc biệt cấp quốc gia năm 2014. Đền nằm ở khu phố Điện Biên III, phường Quang Trung, thành phố Hưng Yên.

Di Tích Đền Bà Chúa Kho
Di Tích Đền Bà Chúa Kho

1. Di Tích Lịch Sử Xây Dựng Đền Bà Chúa Kho

Căn cứ vào tư liệu còn lưu giữ thì ngôi Đền Bà Chúa Kho được xây dựng từ thời Lê tại khu Nhà Thành và có quy mô rộng lớn. Trải qua những biến cố của lịch sử, đền Bà Chúa Kho được di chuyển ra vị trí hiện tại vào cuối thế kỷ XIX. Đền là nơi thờ bà Lê Bạch Nương hay còn gọi là Bà Chúa Kho, thời Lê Hy Tông Vĩnh Trị Thông Bảo (1976- 1681). Xuất thân Hoàng tộc, bà Lê Bạch Nương là một mỹ nhân trung quân ái quốc, có nhan sắc, giỏi văn chương, tinh thông võ nghệ. Vào thời đó, nước nhà bị xâm lăng, bà xin phép Hoàng tộc được tham gia vào việc nước và được phân công phụ trách kho ngân khố tại Vĩnh Ty Đồn (thuộc Thành phố Hưng Yên ngày nay). Khi quân giặc phương Bắc xâm lược nước ta, bà đã cùng quân sỹ quyết tử với kẻ thù bảo vệ kho ngân, quyết không để rơi vào tay giặc. Song do thế giặc mạnh, quân ta không chống đỡ được nên bà đã tuẫn tiết và lấy máu mình vẩy khắp vựa bạc làm cho quân giặc khiếp vía kinh hồn. Bà đã anh dũng hy sinh khi tuổi đời chưa đến 30. Sau khi bà mất, nhân dân đã lập đền thờ bà. Triều đại nhà Lê và các triều đại sau này đều sắc phong ghi công của Bà và ban mỹ tự cho ngôi đền là “Thiên phủ chư tích”, nghĩa là nơi trữ tích ngân khố.

Đền Bà Chúa Kho có kiến trúc chữ Nhị gồm 03 gian tiền tế và 03 gian hậu cung. Hiện nay, trong đền còn lưu giữ được nhiều cổ vật có giá trị như 2 đạo sắc phong niên hiệu Khải Định, tượng đồng, trâm bạc, lục bình sứ cổ.

2. Vị trí Đền Bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ, phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đây không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nằm trong quần thể di tích của khu Cô Mễ (gồm: Đình – Chùa – Đền) mà còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước hành hương mang tính tín ngưỡng. Ngay sau đền thờ Bà Chúa vẫn còn một đường hầm có kết cấu hình mái vòm nằm lùi sâu trong chân núi, chỗ cao nhất của đường hầm là gần 2m, đào xuyên qua lòng núi Kho để đi ra phía sông Cầu (sông Như Nguyệt), cửa hầm phía này rất khó bị phát hiện. Các bô lão nhiều đời đều nói đường hầm do Bà Chúa Kho xây dựng.[ai?] Thời xa xưa, khi chưa có đê điều chống úng lụt cao rộng, kiên cố như bây giờ[khi nào?] có lẽ cửa hầm cũng chính là bến cảng để tập kết và điều chuyển binh lực, vật lực đi các nơi. Đây cũng là cứ điểm quân sự lợi hại bởi tính bất ngờ, đặc biệt dễ thủ khó công. Khi đêm xuống quân đội Nhà Lý có thể bí mật tập kích quân địch đang đóng ở bờ bên kia sông Như Nguyệt sau đó xuôi dòng rút quân lên thành Thị Cầu. Phía trước đền Bà Chúa Kho là một đầm nước rất rộng bao quanh 3 mặt là núi có thể đi thuyền nhẹ vào tận chân núi Chùa hoặc xuyên ra hồ Thủy(nay đã bị bồi lấp) tiến theo hướng nam để về thành cổ Bắc Ninh(dọc theo đường tàu hỏa ngày nay). Suối Hoa xưa nằm trên con đường này; 1 mặt còn lại đi ra sông(nay bi chắn bởi con đê bằng bê tông). Trong những năm chiến tranh chống Mĩ nó là nơi đóng quân của tiểu đoàn cầu phà quân đội ta nên có thể suy ra rằng thời xưa có thể là nơi tập kết của thuỷ binh nhà Lý.

Ngôi đền có liên quan đến sự kiện Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống năm 1076. Vào thời đó ở làng Cô Mễ, núi Kho, Cầu Gạo… vốn là những nơi đặt kho lương thực của quân Lý ở bờ nam chiến tuyến Như Nguyệt (Sông Cầu). Núi Kho, núi Dinh, Thị Cầu cũng vốn là một vị trí chiến lược có thể kiểm soát con đường từ Lạng Sơn qua sông Cầu về Thăng Long xưa.

Đền Cô Mễ thờ Bà Chúa Kho chính là nơi tưởng niệm một người phụ nữ Việt Nam đã khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong thời kỳ trước và sau chiến thắng Như Nguyệt.

Vào đời nhà Lý, Bà có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh) và đã “thác” trong cuộc kháng chiến chống quân Tống vào ngày 12 tháng 1 năm Đinh Tỵ (1077).

Nhà vua thương tiếc phong cho Bà là Phúc Thần. Người dân nhớ thương Bà lập nên đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho.

Bà Chúa Kho xuất thân từ một gia đình nghèo khó ở làng Quả Cảm gần đó. Sau khi lấy vua Lý, thấy ruộng đất ở đây bị hoang hoá, bà xin vua cho về làng chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang. Không ai biết tên bà, khi bà qua đời, nhân dân lập đền thờ để ghi lại công ơn bà là đã hết lòng chăm lo cho dân ấm no, trông coi các “lẫm thóc, lẫm tiền” của Nhà nước. Công lao của bà đã được triều đại phong kiến ghi nhận qua việc sắc phong đền thờ bà là “Chủ khố linh từ” (Đền thiêng thờ bà Chúa Kho). Ở thôn Cô Mễ còn một ngôi đình và ngôi chùa cổ. Chùa Cô Mễ có từ lâu đời. Ngày nay trong chùa còn ba pho tượng đá khá đẹp mang rõ phong cách điêu khắc thời Mạc. Chùa còn lại đến nay là kiến trúc thế kỷ XIX, làm theo kiểu chữ T chạm khắc công phu.

Đình Cô Mễ kiểu chữ nhất với năm gian, hai vì. Các mảng chạm khắc gỗ thể hiện theo các đề tài long vân khánh hội, ngũ hổ tranh châu với nghệ thuật điêu luyện. Đình thờ Trương Hống, Trương Hát là những anh hùng có công giúp Triệu Quang Phục (549-570) chống giặc Lương.

3. Đền Bà Chùa Kho

Di Tích Đền Bà Chúa Kho
Di Tích Đền Bà Chúa Kho

Tương truyền, Bà Chúa Kho là người có nhan sắc tuyệt trần, có công chiêu dân dựng lập làng xóm vùng Đàng Ngoài, giúp nhân dân khai khẩn đất đai nông nghiệp vùng Hoan Châu Nghệ an Thời Lý-Trần, từ năm 1030 Vào đầu thời kỳ này (đầu thời nhà Lý), đất Hà Tĩnh (phía Bắc đèo Ngang) vẫn là vùng đất biên cương của Đại Việt với Chiêm Thành.

Sau này bà trở thành một vị hoàng hậu (tương truyền vào thời Lý), giúp nhà Vua trong việc kinh bang đất nước, giữ gìn kho lương. Bà đã bị giặc giết trong lúc phát lương cứu đỡ dân làng vào ngày 12 tháng 1 năm Đinh Tỵ (1077).

Cảm kích đối với tấm lòng bao dung của bà, nhà vua đã có chiếu phong cho bà là Phúc Thần, nhân dân Minh Lương của nước Đại Việt nhớ ơn và lập đền thờ ở vị trí kho lương sau chùa trước kia. Niên giám 1009-1225 đây là ngôi Miếu Thờ vọng bà chúa kho duy nhất của dãy đất Miền Trung nguyên mẫu sau Cổ Mễ Bắc Ninh.

Đền Bà Chúa Kho
Đền Bà Chúa Kho

Dân Hạ Đồng, Trung Đồng, Thượng Đồng… tất cả gồm 72 trang ấp đều là những phạm nhân làm ruộng cho Bà. Cứ mỗi vụ thu hoạch, thóc từ các làng lại được đưa về hai kho lương. Đường vận chuyển thóc còn lại cho đến nay là dãy núi Dộc Dâu, chạy suốt từ sau làng Cô Mễ qua Hữu Chấp tới Thượng Đồng. Thực ra vẫn còn nhiều dị bản xung quanh thần tích về Bà Chúa Kho nhưng càng về sau nay, hình ảnh Bà càng lịch sử hoá cụ thể.

Tượng Phật Đền Bà Chúa Kho
Tượng Phật Đền Bà Chúa Kho

Đó chính là hiện tượng phổ biến phản ánh tâm linh, tín ngưỡng và truyền thống văn hoá của người Việt trong việc ngưỡng vọng, tôn thờ những người có công với dân với nước. Và quan trọng hơn cả là qua những truyền thuyết về Bà Chúa Kho, chúng ta vẫn thấy được một sự thực lịch sử được phản xạ, được nuôi dưỡng trong đó. Cho đến nay, việc thờ phụng Bà Chúa Kho ở Cô Mễ không còn tài liệu nào ghi chép lại.

Kiến trúc đầu rồng Đền Bà Chúa Kho
Kiến trúc đầu rồng Đền Bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho và cách bài trí cùng hệ thống tượng cũng không còn, trong đó có sự hội nhập tín ngưỡng thờ Mẫu một cách sâu sắc, đến mức lấn lướt cả nội dung của ngôi đền thờ nữ thần là Bà Chúa Kho. Ban thờ được bố trí theo tín ngưỡng Tứ phủ. Ba vị Tam toà thánh Mẫu ngự ở vị trí chính, chung quanh là các ban Chầu Bà, ban Đức ông. Tầng dưới, phía ngoài dành cho ban Công đồng Tứ phủ, có hai vị ông hoàng: hoàng Bơ, hoàng Bảy cũng được đặt ở vị trí thờ riêng. Dưới cùng là Bát bộ sơn trang.

Tuy vậy, ở tầng cao trong cùng, ngay sau ban thờ Tam toà Thánh Mẫu vẫn là pho tượng Bà Chúa Kho đúc bằng đồng với tôn hiệu Linh Từ Quốc Mẫu. Ngoài lòng sùng bái, khách hành hương về lễ đền còn có mục đích được cầu tài, phát lộc bằng cách vay tiền, xin lộc Bà. Chính tập tục này là điểm độc đáo cuốn hút khách thập phương về với bản đền. Tiền vay của Bà thường là tiền thực, độ vài đồng tiền Việt, nhưng cũng có khi là tiền thánh (tiền âm phủ). Nếu khách xin vay vàng (tượng trưng),

Bà cũng thuận cho. Có vay, co nợ thì có trả. Việc trả nợ cũng sòng phẳng, tính cả lời lãi và đương nhiên là người vay tỏ sự biết ơn bằng cách tạ lễ. Thực tế cho thấy, không chỉ đền Bà Chúa Kho ở Cô Mễ mới có tục vay mượn tiền của thần thánh. Tập tục này được chi phối bởi niềm tin tâm linh của người Việt. Đó là loại niềm tin “không thể giải thích bằng ngôn ngữ, bằng lôgic thông thường.

Hằng năm cứ mỗi khi tết đến xuân về, năm cũ qua đi, năm mới đến người ta lại đổ về Bà Chúa Kho để trả nợ năm cũ, để vay làm ăn cho năm mới. Điều này đã thành thông lệ quen thuộc cho rất nhiều người.

Đi lễ Bà Chúa Kho đã trở thành thói quen đối với nhiều người, đặc biệt là giới kinh doanh. Cứ vào dịp đầu xuân năm mới hàng ngàn khách thập phương trong cả nước lại đến chiêm bái, thắp hương và dâng phẩm vật kính lễ bà Chúa kho, cầu mong một năm mới an lạc thịnh vượng và hạnh phúc.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button