Lịch Sử

khu Di Tích Côn Sơn – Kiếp Bạc

Quần thể Khu Di Tích Côn Sơn – Kiếp Bạc là di tích Quốc gia đặc biệt quan trọng của nước ta, có quy mô bề thế với phong cảnh sơn thủy hữu tình thu hút khách du lịch đến tham quan hàng năm. Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc bao gồm các di tích lịch sử gắn liền với chiến lừng lẫy 3 lần đánh thắng quân xâm lược mông lừng lẫy của quân dân nhà Trần ở thế kỷ XIII và cuộc kháng chiến 10 năm nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh ở thế kỷ XV.

Toàn cảnh khu di tích Côn Sơn
Toàn cảnh khu di tích Côn Sơn

1. Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc

Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc nằm giữa hai dãy núi Phượng Hoàng và Kỳ Lân cùng với núi non, chùa tháp, rừng thông, khe suối và các di tích nổi tiếng gắng liền với cuộc đời của nhiều danh nhân trong lịch sử.

1. Chùa Côn Sơn

Khu di tích Côn Sơn (tục gọi là chùa Hun) tọa lạc dưới chân núi Côn Sơn có tên chữ là Thiên Tư Phúc Tự nghĩa là chùa được trời ban cho phúc lành. Chùa được xây vào thế kỷ XIV là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm bên cạnh chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh). Trải qua các biến thiên của lịch sử, Khu di tích Chùa Côn Sơn ngày nay bị được thu nhỏ lại so với kiến trúc thời lê, bao gồm các công trình như Tam quan, Tiền đường, Thiêu hương và Thượng điện.

Chùa Côn Sơn
Chùa Côn Sơn
Hành lang tượng 18 vị A La Hán
Hành lang tượng 18 vị A La Hán
Bia Thanh Hư chùa Côn Sơn có bút tích của vua Trần Duệ Tông được công nhận là “Bảo vật Quốc gia”
Bia Thanh Hư chùa Côn Sơn có bút tích của vua Trần Duệ Tông được công nhận là “Bảo vật Quốc gia”

Ghé vãn cảnh Khu di tích Côn Sơn, ngoài các ông trình kiến trúc đặc sắc, du khách sẽ còn có cơ hội tìm hiểu về giếng Ngọc. Giếng Ngọc tọa lạc ở chân núi Kỳ Lân, trên đường lên Bàn Cờ Tiên, phía sau là Đăng Minh bảo tháp – nơi đặt xá lị Huyền Quang tôn giả. Nằm ở vị trí cao hơn mái ngoái chùa côn sơn, nhưng mùa nào giếng Ngọc cũng luôn tràn đầy nước. Người xưa quan niệm rằng giếng Ngọc là huyệt mạch của núi Côn Sơn và chính là mắt của Kỳ Lân. đây không chỉ là nguồn nước quý của di tích mà là một điểm tham quan mang nhiều giá trị tâm linh. Từ giếng Ngọc, bạn men theo các bậc đá leo lên đỉnh Côn Sơn có đặt Bàn Cờ Tiên – nơi Nguyễn Trãi cũng bậc tiền nhân dừng chân chơi cờ. Từ đỉnh Côn Sơn, một vùng núi non hùng vĩ thu gọn lại trong tầm mắt người lữ hành.

Giếng Ngọc chùa Côn Sơn
Giếng Ngọc chùa Côn Sơn

Năm 1330, Đệ Tam Thánh Tổ Huyền Quang mở rộng chùa, lập ra Cửu phẩm Liên Hoa. Năm 2017, công trình này đã được tôn tạo thành công, tạo nên điểm nhấn kiến trúc trong cảnh quan thanh tịnh, linh thiêng nơi Côn Sơn. Tòa Cửu phẩm Liên Hoa gồm cây Phẩm 9 tầng và nhà Phẩm. Nhà Phẩm được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim, gỗ vàng tâm, đá xanh Thanh Hóa, ngói mũi hài phục chế và hàng gạch Bát Tràng. Với cấu trúc 3 tầng, 12 mái, cả công trình tựa như một bông sen thanh thoát với 3 lớp cánh hoa mãn khai. Còn tòa tháp Cửu phẩm Liên Hoa bát giác 9 tầng cao 10,3 m với những chi tiết cạm trổ, điêu khắc tinh xảo. Tất cả tạo nên một công trình nghệ thuật sáng tạo độc đáo của Phật giáo chỉ có duy nhất ở Việt Nam.

Tòa Cửu phẩm Liên Hoa
Tòa Cửu phẩm Liên Hoa

2. Đền thờ Nguyễn Trãi

Điểm nổi bật trong khu di tích danh thắng Côn Sơn đó là đền thờ Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi có tên chữ là “Ức Trai linh từ”. Ngôi đền tọa lạc dưới chân núi Ngũ Nhạc, Kỳ Lân, tựa lưng vào Tổ Sơn tạo thành thế “tả thanh long, hữu bạch hổ”. Đền bao gồm các công trình như đền chính, Tả vu, Hữu vu, Nghi môn nội, Nghi môn ngoại, cầu Thấu Ngọc, miếu Giải oan,… mang đậm phong cách kiến ​​trúc thời hậu Lê. Quanh đền là dòng suối Côn Sơn ngày đêm chảy rì rầm tai như tiếng đàn cầm vang vọng giữa núi rừng xanh ngắt đã đi vào thơ ca, sử sách.

“Côn Sơn khe hở rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai… ”

Đặc biệt, ở Hậu cung của đền Chính có đặt bức tượng đồng Nguyễn Trãi cao 1,4m, nặng 600kg và tượng song thân phụ mẫu của ngài. Đền thờ Nguyễn Trãi chính là nơi lưu giữ tâm hồn, cốt cách, tài đức lớn lao của vị danh nhân văn hóa thế giới này.

Tam quan đền thờ Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi
Tam quan đền thờ Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi
Đền thờ Côn Sơn
Đền thờ Côn Sơn
Cầu Thấu Ngọc
Cầu Thấu Ngọc

3. Đền Kiếp Bạc

Đền Kiếp Bạc cách khu di tích Côn Sơn khoảng 5km là nơi thờ phụng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Cái tên Kiếp Bạc là do đền tọa lạc trên một thung lũng giao ở giữa hai làng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Đền Kiếp Bạc có địa thế vô cùng thuận lợi nhìn ra con sông Thương, sau lưng là núi Rồng sừng sững, bên tả có núi Bắc Đẩu, bên hữu là núi Nam Tào là nơi tụ khí để gây dựng cơ nghiệp. Đền bao gồm các công trình Tam quan, giếng Ngọc, các tòa điện thờ Hưng Đạo Vương, Phạm Ngũ Lão, công chúa Thiên Thành – phu nhân Hưng Đạo Vương và hai con gái Nhị vị Vương cô. Hiện đền có lưu giữ 7 pho tượng đồng mang giá trị văn hóa, tâm linh lớn.

Cổng Tam quan đền Kiếp Bạc tựa như bức cuốn thư “lưỡng long chầu nguyệt” bề thế
Cổng Tam quan đền Kiếp Bạc tựa như bức cuốn thư “lưỡng long chầu nguyệt” bề thế
Đền Kiếp Bạc
Đền Kiếp Bạc

4. Đền thờ Trần Nguyên Hãn

Đền thờ Trần Nguyên Hãn nằm trên đền thờ Nguyễn Trãi, cũng ở ven suối. Trần Nguyên Hãn là công thần nhà Lê, là em con cậu của Nguyễn Trãi.

Đền thờ Trần Nguyên Hãn
Đền thờ Trần Nguyên Hãn

5. Đền thờ Trần Nguyên Đán

Đền thờ Trần Nguyên Đán_ông của Nguyễn Trãi, nằm trên cả đền thờ Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi, gần thượng nguồn suối Côn Sơn. Ông đã nuôi dạy Nguyễn Trãi trưởng thành tại núi Côn Sơn và cùng vợ xây dựng công trình kiến trúc trong núi. Động Thanh Hư là công trình quy mô, hoành tráng với nhiều hạng mục kiến trúc hoà với thiên nhiên.

Đền thờ Trần Nguyên Đán
Đền thờ Trần Nguyên Đán

Khi ông tạ thế, vua Trần nhớ công ơn của ông nên hạ lệnh lập đền, tạc tượng vị Tướng quốc tại Côn Sơn. Tuy nhiên, trải qua bao tháng năm, ngôi đền xưa đã không còn. Năm 2005, Hải Dương xây dựng đền Thanh Hư trên nền nhà cũ của ông với kiến trúc theo chữ Đinh. Trong Đền hệ thống hoành phi, câu đối, đồ thờ bài trí theo nghi thức truyền thống. Tượng Quan Đại Tư Đồ thần thái uy nghiêm, nhân từ.

2. Lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc

Lễ hội truyền thống vào mùa xuân

Lễ hội mùa xuân tại Côn Sơn Kiếp Bạc từ lâu đã trở thành một tập quán đẹp. Mở đầu là lễ khai hội tổ chức vào 16 tháng Giêng hàng năm. Trong không khí linh thiêng của lễ hội, chiếc lư lớn của chùa Côn Sơn được tỏa mùi hương trầm thơm ngát. Lễ hội vẫn duy trì các nghi lễ truyền thống. Dâng hương khai hội, tế khai xuân, rước nước, khai hội mùa xuân, tế trên núi Ngũ Nhạc, lễ giỗ Đệ tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả, lễ đàn mông sơn thí thực.

Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc
Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc

Phần hội có nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn. Thi gói bánh chưng, giã bánh dày, liên hoan pháo đất, vật dân tộc…và các hoạt động văn hóa, văn nghệ khác.
Lễ hội truyền thống vào mùa thu
“Tháng Tám giỗ cha, tháng Ba giỗ mẹ” là câu nói nguồn nhớ về ngày mất của Trần Hưng Đạo. Mùa thu tượng âm, tháng tám giữa thu là chính âm. Đức Thánh Trần Hưng Đạo là cha tượng dương. Lễ hội Cha vào tháng Tám là âm thanh hòa hợp. Mùa màn cây cối tốt tươi , vạn sự hanh thông. Lễ hội chính âm được coi là linh thiêng, mọi sự cầu đức linh ứng. Vào tháng 8, nhân dân cả nước Lần lượt đổ về đền Kiếp Bạc rất đông.

Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc
Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc

Lễ hội có những nghi lễ truyền thống như lễ dâng hương và tế cáo yết; Lễ khai ấn và ban ấn Kiếp Bạc, lễ giỗ Đức Thánh Trần. Lễ tưởng niệm ngày mất của Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi; lễ cầu an, hội hoa đăng… Phần hội là các trò chơi dân gian truyền thông như múa rối nước, đua thuền…

3.Kinh nghiệm du lịch Di Tích Côn Sơn – Kiếp Bạc

Đặc thù của Côn Sơn kiếp bạc là khu di tích lịch sử – văn hóa. Do đó, khi ghé thăm nơi đây, bạn cần chú ý một số điều sau để có một chuyến đi cầu bình an, tài đức trọn vẹn nhất.

Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc
Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc

Là nơi linh thiêng, khi đến bạn cần nghiêm túc và hạn chế cười đùa quá lớn ảnh hưởng đến không khí trang trọng xung quanh.
Trang phục kín đáo, tao nhã. Không mặc đồ quá hở hang, hay những trang phục qua đầu gối.
Địa hình đồi núi và bạn cần phải di chuyển bằng đường bộ khá nhiều, bạn nên tránh đi giày cao gót. Hãy chuẩn bị cho mình một đôi giày thể thao êm ái và dễ đi lại nhé.
Bạn cần mang theo một vài vật dụng như ô dù, mũ nón phòng thời tiết xấu.

Trên đây là những gì mà vuakiemhiep muốn chia sẻ kiến của mình về khu di tích Côn Sơn- Kiếp Bạc. Hi vọng bạn sẽ có một chuyến du lịch Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc .

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button