Lịch Sử

Di Tích Nhà Tù Hỏa Lò

Nhắc đến Nhà Tù Hỏa Lò là nhắc đến quãng thời gian chiến đấu khốc liệt những cùng đầy vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Hãy cùng vuakiemhiep khám phá di tích Nhà Tù Hỏa Lò thông qua bài viết này nhé!

Nhà tù Hỏa Lò hay nhà pha Hỏa Lò là một nhà tù do thực dân Pháp xây dựng trên khu đất xưa thuộc làng Hoả Lò, nay có địa chỉ: số 1 phố Hoả Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Nhà Tù Hỏa Lò
Nhà Tù Hỏa Lò

Nhà tù Hỏa Lò là một địa danh nổi tiếng bởi từng là nơi giam giữ rất nhiều nhà cách mạng lớn của Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương và phi công Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Địa danh được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch ra quyết định số 1543-QĐ/VH ngày 18/6/1997 công nhận là di tích lịch sử.

1. Lịch Sử Di Tích Nhà Tù Hỏa Lò

Nhà tù này được thực dân Pháp xây năm 1896 ở khu đất thuộc làng Hoả Lò (chuyên làm các loại ấm đất, siêu đất và các loại hoả lò bằng đất, đem bán khắp kinh kỳ) lúc đó là ngoại vi thành phố với quy mô lớn và kiên cố vào loại bậc nhất ở Đông Dương, có tổng diện tích là 12.908m2. Đây là ngục thất trung ương của cả hai xứ Trung và Bắc Kỳ. Tên tiếng Pháp của nhà tù này là Maison Centrale tiếng Việt là Nhà tù Trung ương, lúc bấy giờ thường gọi là Ngục thất Hà Nội.

Di Tích Nhà Tù Hỏa Lò
Di Tích Nhà Tù Hỏa Lò

Ngục Hỏa Lò được chia thành bốn khu (A, B, C và D).

Khu A và B dành cho phạm nhân đang được cứu xét và phạm nhân nguy hiểm.
Khu C giam giữ phạm nhân người Pháp hoặc người ngoại quốc.
Khu D là nơi câu cấm phạm nhân bị án tử hình chờ ngày duyệt y hoặc giảm án.
Bao quanh nhà tù là một bức tường xây kiên cố bằng đá cao 4m, dày 0,5m, trên cắm mảnh chai và chăng dây điện áp cao thế để ngăn cản tù nhân vượt ngục.

Năm 1899 nhà tù Hỏa Lò xây dựng chưa hoàn thiện, nhưng đã phải đưa vào sử dụng ngay vì việc thực dân Pháp bắt hàng loạt người yêu nước đấu tranh chống lại chúng. Những năm sau đó, nhà tù thường xuyên được cải tạo, sửa chữa, tăng thêm diện tích các phòng giam…

Với tính chất là nhà giam, nhà pháp lý, nhà trừng giới, nhà tù Hỏa Lò được thực dân Pháp trang bị hết sức tối tân với các công cụ dùng cho các hình phạt nặng nề và hiểm độc nhất với tù nhân, đặc biệt các tù nhân là những chiến sĩ yêu nước và cách mạng Việt Nam.

Nơi đây từng giam phần đông là tù phạm chính trị, những người ái quốc chống lại chính quyền thực dân Pháp và số ít là tù thường phạm và tù ngoại kiều.

Với những người bị án đến 5 năm hoặc tử hình thì thực dân Pháp cho giam giữ ở Hỏa Lò, còn những người bị án 5 năm trở lên chúng chuyển đi nhà tù Sơn La, nhà tù Côn Đảo và một số nhà tù khác.

Tại đây, nhà cầm quyền thực dân cho áp dụng một chế độ nhà tù hà khắc, dùng mọi thủ đoạn cực hình tra tấn, đánh đập dã man và giam cầm hàng vạn lượt chiến sĩ yêu nước và các nhà cách mạng Việt Nam. Nhiều nhà cách mạng đã phải hy sinh, nhưng ý chí cách mạng và tinh thần yêu nước không hề khuất phục. Họ đã biến nhà tù thành trường học, nơi giác ngộ tuyên truyền đường lối cách mạng của Đảng.

Vào cuối thế kỷ XIX, nhằm đối phó với các phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam, Pháp đã tăng cường bộ máy đàn áp bằng cách bổ sung lượng cảnh sát, hoàn chỉnh hệ thống tòa án, và đặc biệt là xây dựng mạng lưới nhà tù. Trong đó, Nhà tù Hỏa Lò trở thành ngục thất trung ương của cả hai xứ Trung Kỳ và Bắc Kỳ, và là một trong số những nhà tù lớn nhất của Pháp ở Đông Dương thời bấy giờ.

Nhà tù Hỏa Lò được xây dựng vào năm 1896 với tên gọi là Đề lao Trung ương (Maison Centrale). Tuy nhiên, do được xây trên đất của làng Phụ Khánh, thuộc tổng Vĩnh Xương, huyện Thọ Xương – một làng nghề chuyên sản xuất đồ gốm, ngày đêm rực lửa lò nung nên có tên là Hỏa Lò. Từ đó, nhà tù này cũng được gọi là Nhà tù Hỏa Lò hay ngục thất Hà Nội.

Di tích Nhà tù Hỏa Lò khiến không ít du khách phải rùng mình bởi sự tái hiện đầy sống động cuộc sống tù đày gian khổ, các hình thức tra tấn dã man, cũng như cách trảm quyết các nhà cách mạng yêu nước của Việt Nam bằng máy chém. Có rất nhiều lãnh đạo và các nhà cách mạng tiêu biểu của Việt Nam đã từng bị giam giữ ở đây.
Sau Hiệp định Paris năm 1954, Chính phủ Việt Nam đã tiếp quản và sử dụng Nhà tù Hỏa Lò để làm nhà tù dân sự và đổi tên thành Trại tạm giam phạm nhân Hà Nội, trực thuộc quyền quản lý của Công an thành phố Hà Nội.
Từ năm 1964 đến năm 1973, Nhà tù Hỏa Lò còn là nơi giam giữ phi công Mỹ, trong số đó có Douglas Peterson, về sau là Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam và Thượng nghị sĩ John McCain, người có vai trò tích cực trong việc phát triển bình thường hóa mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.

Sau năm 1993, một phần phía Đông Nam của Nhà tù Hỏa Lò được tôn tạo, giữ gìn thành Khu lưu niệm Nhà tù Hỏa Lò, và được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia. Phần diện tích còn lại được quy hoạch thành cao ốc thương mại có tên Tháp Hà Nội.

2. Kiến Trúc Nhà Tù Hỏa Lò

Tại thời điểm hoàn thành, Nhà tù Hỏa Lò có quy mô lớn và kiên cố bậc nhất tại Đông Dương với tổng diện tích là 12.908m2, bao gồm các hạng mục công trình sau: một nhà canh gác; hai nhà bệnh xá; một nhà thương bố thí; hai nhà giam bị can; một nhà phân xưởng; năm nhà giam tù nhân.

Kiến Trúc Nhà Tù Hỏa Lò
Kiến Trúc Nhà Tù Hỏa Lò
Nhà tù Hỏa Lò
Nhà tù Hỏa Lò

Bên cạnh đó, phần kiến trúc bên ngoài có thiết kế rất liền mạch và chắc chắn nhằm ngăn chặn việc đào tẩu. Bốn góc nhà tù là bốn tháp canh để quan sát trong và ngoài nhà tù; bao quanh là bức tường đá vững chãi có cắm mảnh chai và chăng dây điện cao thế; dưới chân tường là đường tuần tra. Điều đặc biệt là nguyên vật liệu xây dựng được chính quyền thực dân Pháp lựa chọn kỹ càng và vận chuyển từ Pháp để đạt yêu cầu cao nhất về chất lượng.

Ngày nay, phần diện tích được giữ lại để bảo tồn và tham quan du lịch chỉ rộng khoảng 2.400m2.

3. Bên Trong Nhà Tù Hỏa Lò

1. Máy chém Nhà tù Hỏa Lò

Trong số các công cụ dùng để tra tấn, ép cung, phải kể đến chiếc máy chém khổng lồ, vốn là nỗi ám ảnh kinh hoàng khi nói đến Nhà tù Hỏa Lò.

Máy chém có cấu tạo hai cột gỗ cao khoảng 4m, với lưỡi đao sắc bén được giữ trên cao, còn phía bên dưới là hai miếng ván hình bán nguyệt ghép với nhau để giữ đầu tử tù, còn phía trước là hộc sắt để hứng đầu người chết, và kế bên là thùng mây đan đựng thi thể.

Máy chém Nhà tù Hỏa Lò
Máy chém Nhà tù Hỏa Lò

Trong suốt những năm từ 1986 đến năm 1954, vũ khí man rợ này được luân chuyển từ nhà giam này đến nhà giam khác khắp xứ Bắc Kỳ, để xử trảm các chiến sĩ Việt Nam Quốc dân đảng.

2. Ngục tối Nhà tù Hỏa Lò

Ngục tối được ví như địa ngục của địa ngục, nơi các phạm nhân bị gông cùm, tra tấn, nhục hình trong một không gian chật hẹp và tăm tối, khiến những ai từng bị nhốt ở đây một thời gian đều bị phù nề, ghẻ lở do thiếu vệ sinh và ánh nắng mặt trời.

Ngục tối Nhà tù Hỏa Lò
Ngục tối Nhà tù Hỏa Lò
Nhà tù Hỏa Lò
Nhà tù Hỏa Lò

Đối với các phạm nhân nữ, tuy không bị cùm chân nhưng lại bị áp dụng thủ đoạn tra tấn giật điện ác độc nhằm vào điểm yếu của các chị em.

Nhà tù Hỏa Lò
Nhà tù Hỏa Lò

Không chỉ bị tra tấn, các phạm nhân còn phải lao dịch khổ sai dưới sự quản thúc hà khắc của giám ngục.
Những phạm nhân bị kết án tử hình bị giam cầm ở tận sâu trong khu nhà giam, phải đi qua ba lần cửa sắt mới đến.

Nếu có cơ hội, hãy một lần đến Nhà tù Hỏa Lò, ngược dòng lịch sử để tìm hiểu về những gì đã xảy ra ở nơi này, cũng như cùng đồng cảm với những khó khăn, gian khổ, hy sinh để đấu tranh cho nền hòa bình, dân chủ của Việt Nam.

Với những thông tin vuakiemhiep vừa chia sẻ, hy vọng bạn sẽ có một chuyến đi ý nghĩa với thật nhiều trải nghiệm và kiến thức bổ ích.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check Also
Close
Back to top button