Tin Tức

VCS từ ngày "ra ở riêng", trở thành khu vực lớn: Gặt hái được gì ngoài hai chữ "thụt lùi"?

Giai đoạn cuối năm 2017 đánh dấu những cột mốc vô cùng đáng nhớ đối với người hâm mộ LMHT Việt. 5 năm sau “cơn địa chấn” mang tên Saigon Joker tại CKTG 2012, LMHT chuyên nghiệp Việt Nam lại có thêm một bước nhảy vọt mới, khi chính thức được Riot Games thừa nhận là một khu vực độc lập.

Kể từ Mùa Xuân 2018, VCS tách ra khỏi hệ thống giải đấu GPL (giải đấu LMHT Đông Nam Á), trở thành một khu vực riêng và chắc có 1 slot tham dự MSI cũng như CKTG. Đây là một điều “hiển nhiên phải đến”, khi các đội tuyển LMHT Việt Nam đã cho thấy những bước nhảy vọt về tầm vóc và trình độ so với những đối thủ cùng khu vực. Chúng ta vô địch GPL 4 mùa giải liên tiếp, và các đội VCS (GAM Esports, Young Generation) cũng trở thành những đại diện Wild-card có màn trình diễn ấn tượng nhất tại MSI 2017 và CKTG 2017.

Bước sang năm 2019, với việc Phong Vũ Buffalo thành công vượt qua vòng Play-in tại MSI 2019, VCS tiếp tục nhận được sự ưu ái từ Riot, khi tăng số lượng slot tham dự CKTG lên 2, một đại diện vào thẳng vòng bảng và một đại diện tham dự Play-in. Lúc này, vị thế của VCS đã được nâng tầm hoàn toàn, sánh vai với 5 khu vực lớn khác là LCK, LPL, LCS, LEC và PCS.

Tuy vậy, không phải ngẫu nhiên mà cho đến hiện tại, đã gần 4 năm trôi qua, người hâm mộ quốc tế lại chẳng có thêm bất kỳ ấn tượng sâu đậm nào về “khu vực lớn thứ 6” này, ngoại trừ ánh hào quang của GAM 2017 trong quá khứ. Vậy rốt cuộc, điều gì đã xảy ra với VCS trong suốt giai đoạn 2018 – 2021, với tư cách một khu vực độc lập?

VCS từ ngày ra ở riêng, trở thành khu vực lớn: Gặt hái được gì ngoài hai chữ thụt lùi? - Ảnh 2.

GAM Esports tại CKTG 2017 – Giải đấu cuối cùng mà các đội Việt Nam tham dự với tư cách đại diện của GPL

Thành tích quốc tế ngày càng thụt lùi

Nếu không tính 3 giải đấu quốc tế gần nhất mà VCS không thể góp mặt (MSI 2020 bị hủy, CKTG 2020, MSI 2021 không thể tham dự), thì so với MSI 2017 và CKTG 2017, các đại diện VCS tham dự đấu trường quốc tế vẫn chưa tạo thêm bất kỳ dấu ấn nào về mặt thành tích, nói cách khác là dậm chân tại chỗ và… lùi dần đều.

Đội có thành tích tốt nhất tại một giải đấu cấp thế giới là GAM Esports ở MSI 2017, với 3 ván thắng. Vài tháng sau đó, đội tuyển này suýt nữa đã làm nên bất ngờ khi có được 2 ván thắng ở CKTG và chỉ mất tấm vé vào Tứ kết sau loạt trận tie-break.

VCS từ ngày ra ở riêng, trở thành khu vực lớn: Gặt hái được gì ngoài hai chữ thụt lùi? - Ảnh 3.

MSI 2017 là giải đấu mà đại diện VCS có được thành tựu tốt nhất trên đấu trường quốc tế

Cũng chính vì một chữ “suýt” này, mà người hâm mộ LMHT Việt Nam, dẫu có tiếc nuối, vẫn đặt niềm tin vào một viễn cảnh tương lai, nơi VCS thành công vượt qua vòng bảng một giải đấu quốc tế, để chen chân vào top 8 đội mạnh nhất thế giới.

Nhưng rồi, ở các giải đấu MSI 2018, CKTG 2018, MSI 2019, CKTG 2019 sau đó, các đại diện Việt Nam như EVOS Esports, Phong Vũ Buffalo, hay chính GAM Esports, đều không thể hiện thực hóa mục tiêu đó. Thậm chí tại CKTG 2019, GAM còn trở thành nỗi thất vọng tràn trề, khi đặt mục tiêu vào top 4, nhưng lại sớm ra về từ vòng bảng với thành tích 1 thắng – 5 thua.

So sánh giữa CKTG 2019 và MSI 2017, dường như thành tích VCS chỉ có giảm mà không có tăng, trong khi một giải đấu bị coi là “hết thời” như PCS, thì lại ngày càng cho thấy dấu hiệu trở lại mạnh mẽ, điển hình là vị trí top 4 mà PSG Talon có được tại MSI 2021 vừa qua.

Ngập ngụa trong drama

Không để lại thêm bất kỳ dấu ấn nào trên đấu trường chuyên nghiệp, thậm chí không góp mặt ở 3 giải đấu gần nhất, nhưng rốt cuộc, người hâm một quốc tế vẫn phải liên tục nhắc tên VCS, vì những vụ bê bối, drama truyền kỳ xoay quanh giải đấu này.

Điển hình là vụ việc Zeros bị ban vĩnh viễn do phát ngôn liên quan đến dịch bệnh vừa qua. Sự việc này đã được rất nhiều kênh truyền thông đình đám trên thế giới đưa tin, và thậm chí từ khóa Zeros còn trở thành hot search trên MXH Weibo trong suốt một tuần lễ.

VCS từ ngày ra ở riêng, trở thành khu vực lớn: Gặt hái được gì ngoài hai chữ thụt lùi? - Ảnh 4.

Liên tiếp là những án phạt liên quan đến hành vi ứng xử, vi phạm hợp đồng, gian lận, tham gia cá độ, khiến VCS bỗng chốc trở thành cái gai trong mắt khán giả nước nhà. SofM quả thực là niềm tự hào của Esports Việt Nam, nhưng nhìn cái cách mà người hâm mộ trong nước – Nơi sở hữu giải đấu nằm trong top 6 thế giới, chỉ còn biết bấu víu vào duy nhất một tuyển thủ đã xa nhà ngót 5 năm để tìm kiếm niềm vui chiến thắng, thì bảo sao không chua xót.

Câu hỏi lớn về trách nhiệm của Nhà phát hành

LMHT từng được gọi là tựa game “quốc dân” tại Việt Nam, nhưng thực tế là trong 2 – 3 năm gần đây, bộ môn này dường như đã bị ghẻ lạnh hoàn toàn bởi NPH Garena. Dù có muốn lấp liếm đến đâu đi nữa thì việc hệ thống giải đấu chuyên nghiệp VCS được triển khai một cách hời hợt, thậm chí dẫn đến “đóng băng” vô thời hạn như hiện tại, khi đặt lên bàn cân so sánh với những giải đấu hoành tráng của Liên Quân Mobile hay Free Fire – Những tựa game anh em của nó, cũng khiến cộng đồng không khỏi nhức nhối.

Chất lượng giải đấu vốn đã bị hoài nghi, mà chất lượng trải nghiệm của game thủ thì lại càng tệ. Việc Client LMHT lỗi liên tục trong vòng hơn 1 tuần vừa qua, đã khiến sự bức xúc của cộng đồng gần như vượt khỏi giới hạn. Một số giả thuyết cho rằng, ngay cả khi Client vốn là sản phẩm của Riot Games, thì việc Garena đưa quá nhiều sự kiện vào game (mà sự kiện cần gì thì ai cũng biết rồi) mới là nguyên nhân dẫn đến sự quá tải, lỗi lên lỗi xuống, lỗi trái lỗi phải, lỗi nay lỗi mai… của Client game.

VCS từ ngày ra ở riêng, trở thành khu vực lớn: Gặt hái được gì ngoài hai chữ thụt lùi? - Ảnh 5.

Cộng đồng game thủ Việt ngán ngẩm khi lỗi sự kiện thì fix rất nhanh, thậm chí fix ngay trong đêm, nhưng lỗi tính năng thì nửa tháng rồi mà “nguyễn y vân”

Việc trải nghiệm một tựa game, một giải đấu Esports với chất lượng luôn bị đặt dấu hỏi, và mang nặng những bầu không khí tiêu cực, liệu có phải là thứ mà người chơi của “một trong 6 khu vực lớn” đáng phải nhận? Trong khi PCS, dù cũng bị lên án vì Client đấy, nhưng ít ra họ còn được an ủi vì thành công mà các đội tuyển của mình gặt hái được. Còn VCS, vốn từng là cái tên được kỳ vọng sẽ thế chỗ của PCS, thì sau 3 năm “ra ở riêng”, chẳng thu lại thành quả gì ngoài những bước đi giật lùi.

Dia1 đổi nick-name rank Hàn thành “VinhCS”, công khai cà khịa chủ cũ của GAM trong thời gian thực hiện án phạt


Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button