Tin Tức

Những lần game ảo nhưng cứu rỗi cuộc đời của người chơi thật, chứng minh nghiện game không phải lúc nào cũng sai trái (p2)

Mặc dù đã phát triển rất mạnh mẽ trong những năm gần đây, thế nhưng không thể không công nhận rằng, game online vẫn đang phải chịu rất nhiều định kiến tiêu cực. Đỉnh điểm của định kiến này là vào những năm 2009 – 2010, khi mà xuất hiện rất nhiều những drama, vụ việc lùm xùm, vấn nạn của xã hội xuất phát từ việc nghiện game online quá đà. Tới mức mà WHO sau đó còn phải liệt “nghiện game” vào danh sách các căn bệnh tâm thần. Dù vậy, nói đi thì cũng phải nói lại, các tựa game online chẳng những giúp giải trí, mà đôi khi còn làm tốt hơn những gì nó được yêu cầu. Điển hình như các trường hợp dưới đây.

The Last of Us

Chơi game sẽ giúp chúng ta thoát khỏi chứng nghiện game? Luận điểm nghe qua thì có vẻ rất vô lý này lại cực kỳ đúng với trường hợp của Downward Thrust, một YouTuber tương đối nổi tiếng. Cụ thể, theo như chính anh chàng thừa nhận, chính The Last of Us đã trở thành thứ “thuốc” đặc biệt, giúp anh chàng thoát khỏi chứng nghiện game trầm trọng. 

Những lần game ảo nhưng cứu rỗi cuộc đời của người chơi thật, chứng minh nghiện game không phải lúc nào cũng sai trái (p2) - Ảnh 2.

Theo lời của Thurst, sau khi chơi The Last of Us, anh bất ngờ nhận ra rằng mình không thể cứ sống mãi theo cách hiện tại, giam mình trong căn phòng tối rồi chìm đắm trong việc chơi game nữa. Trải qua The Last of Us, Thurst thật sự đã nhận ra nhu cầu “kết nối với người khác” của mình, nhất là sau khi chứng kiến sự khổ đau của hai nhân vật chính trong game. Chứng nghiện game đã khiến Thurst mất nhiều thứ như tiền bạc, nhà cửa, bạn bè và thậm chí cả bạn gái. Nhưng rồi, cũng chính một trò chơi đã giúp anh chàng thoát ra khỏi đáy vực ấy.

Game online cứu người từ khoảng cách 5.000km

Game cứu mạng người – câu chuyện hoàn toàn có thật và không hề bịa chút nào đâu. Mọi thứ cũng nhờ game online cả. Được biết vào lúc đó, Dia Lathora đang chơi game cùng một người bạn trên mạng, Aidan Jackson – một cậu nhóc 17 tuổi. Đang chơi hay thì Jackson bất ngờ lên cơn co giật. Cũng may là Lathora đã kịp gọi xe cấp cứu cho người bạn online của mình từ khoảng cách lên tới 5.000km.

Những lần game ảo nhưng cứu rỗi cuộc đời của người chơi thật, chứng minh nghiện game không phải lúc nào cũng sai trái (p2) - Ảnh 3.

 Caroline, mẹ của Jackson chia sẻ: “Chúng tôi đang ở nhà thì thấy xe cấp cứu tới, Aidan thì đang ở trên lầu hai. Tôi cứ tưởng họ đến vì việc gì khác. Chúng tôi vô cùng biết ơn Dia”. Bản thân Dia cho biết trong lúc đang voice chat với Jackson thì bất ngờ nghe được lời cầu cứu từ người bạn và nhanh trí gọi ngay cho số điện thoại khẩn cấp của EU. Cũng may là không có gì đáng tiếc xảy ra.

Tales of Symphonia

Chơi game giúp trẻ nhỏ ngoan hơn, nhận thức tốt hơn về cuộc sống – đây chắc chắn không phải là điều mà một vị phụ huynh thường nghĩ tới. Thế nhưng, Tales of Symphonia lại đã làm rất tốt quest này đấy.

Những lần game ảo nhưng cứu rỗi cuộc đời của người chơi thật, chứng minh nghiện game không phải lúc nào cũng sai trái (p2) - Ảnh 4.

Megumi Yamamoto, một thiếu niên người Nhật gần đây đã chia sẻ trên cộng đồng mạng rằng Tales of Symphonia thật sự đã làm thay đổi cuộc đời cô vì những chủ đề mà nó truyền tải. Bản thân Megumi cũng cho rằng sau khi chơi game, mình hiểu rõ hơn về vấn nạn bắt nạt học đường, về những phân biệt đối xử của xã hội cũng như tính ích kỷ đáng chê trách và sự cần thiết trong việc hy sinh lợi ích cá nhân cho tập thể.

CĐM choáng váng với cuộc sống sang chảnh của tỷ phú trẻ nhất thế giới, mới 9 tuổi đã nhà lầu, siêu xe, máy bay riêng

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button