Tin Tức

Khu Di Tích Lịch Sử Cố Đô Hoa Lư

Cố đô Hoa Lư là quần thể di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam đồng thời là một trong 4 vùng lõi của quần thể di sản thế giới Tràng An đã được UNESCO công nhận. Hệ thống di tích ở Hoa Lư liên quan đến sự nghiệp của các nhân vật lịch sử thuộc ba triều đại nhà Đinh, nhà Tiền Lê và khởi đầu nhà Lý, tính từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tông trong lịch sử. Hoa Lư là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, đánh Tống – dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội. Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội), Hoa Lư trở thành Cố đô. Các triều vua Lý, Trần, Lê, Nguyễn sau đó dù không đóng đô ở Hoa Lư nữa nhưng vẫn cho tu bổ và xây dựng thêm ở đây nhiều công trình kiến trúc như đền, lăng, đình, chùa, phủ… Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư hiện nay có diện tích quy hoạch 13,87 km² thuộc tỉnh Ninh Bình. Với bề dày thời gian hơn 1000 năm, Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư Lư là nơi lưu trữ các di tích lịch sử qua nhiều thời đại.

Toàn cảnh Khu Du Tích Lịch Sử Cố đô Hoa Lư
Toàn cảnh Khu Du Tích Lịch Sử Cố đô Hoa Lư

1. Đô thị cổ Đô Hoa Lư

Hoa Lư là đô thị đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Năm 970, đồng tiền Việt Nam đầu tiên đã được Vua Đinh Tiên Hoàng cho phát hành, đánh dấu sự ra đời của nền kinh tế, tài chính của chế độ phong kiến trung ương tập quyền. Đại Việt Sử ký toàn thư cho biết năm Thái Bình thứ 7 tại đây thuyền buôn nước ngoài tới dâng sản vật, kết mối giao thương với Đại Cồ Việt. Khu di tích Hoa Lư hiện tại có nhiều địa danh gắn liền với lịch sử hình thành đô thị Hoa Lư cũng như Thăng Long sau này là phố chợ, núi chợ, tường Dền, thành Dền, cầu Dền, cầu Đông, tường Đông, cửa Đông và phủ Chợ.

Đô thị cổ Đô Hoa Lư
Đô thị cổ Đô Hoa Lư

Sau khi nhà Lý dời đô về Thăng Long, Hoa Lư vẫn mang dáng dấp của một đô thị cổ kính được quan tâm, tìm hiểu. Những ngôi nhà cổ ở đây mang nét đặc trưng của châu thổ Bắc Bộ, được hình thành từ những tục quán sinh hoạt văn hóa lâu đời. Các nhà nghiên cứu còn so sánh Hoa Lư với đô thị Tràng An, đô thị cổ nhất của Trung Hoa qua vế đối “Hoa Lư đô thị Hán Tràng An”. Với núi cao, hào sâu, Đô thị Hoa Lư vừa là quân thành lợi hại, hiểm hóc vừa hùng tráng, hữu tình của một thắng cảnh.

2. Lịch sử Kinh đô Hoa Lư

Nằm trên địa bàn giáp ranh giới 2 huyện Hoa Lư, Gia Viễn và thành phố Ninh Bình của tỉnh Ninh Bình, kinh đô Hoa Lư xưa (tức khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư hiện nay) là vùng đất phù sa cổ ven chân núi có con người cư trú từ rất sớm. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện trầm tích có xương răng đười ươi và các động vật trên cạn thuộc sơ kỳ đồ đá cũ thuộc nền văn hóa Tràng An và nhiều hang động có di chỉ cư trú của con người các thời kỳ văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn, Đông Sơn và Đa Bút. Quần thể di sản thế giới Tràng An ở Hoa Lư còn lưu giữ nhiều di vật của người tiền sử từ 30.000 năm trước. Thời Hồng Bàng nơi đây thuộc bộ Quân Ninh. Thời An Dương Vương, vùng này thuộc bộ lạc Câu Lậu.

Từ thời thuộc Hán qua Tam Quốc đến thời Nam Bắc triều, khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư thuộc huyện Câu Lậu, quận Giao Chỉ. Sang thời thuộc Đường, vùng này thuộc Trường châu.

Trong thời nhà Ngô, vùng này là nơi cát cứ của Đinh Bộ Lĩnh. Ông ly khai đã đẩy lui thành công cuộc tấn công của chính quyền trung ương Cổ Loa năm 951 do 2 anh em Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập và Nam Tấn vương Ngô Xương Văn đích thân chỉ huy. Cho tới khi nhà Ngô mất, đây vẫn là vùng cát cứ của Đinh Bộ Lĩnh.

Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân, lên ngôi hoàng đế và đóng đô ở Hoa Lư, nơi đây trở thành trung tâm chính trị của nước Đại Cồ Việt. Từ năm 968 đến năm 1009, có 6 vị vua (Đinh Tiên Hoàng, Đinh Phế Đế, Lê Đại Hành, Lê Trung Tông, Lê Long Đĩnh, Lý Thái Tổ) thuộc 3 triều đại đóng đô tại đây. Thời kỳ này, Hoa Lư là nơi diễn ra nhiều hoạt động ngoại giao giữa các triều đình nước Đại Cồ Việt với triều đình nhà Bắc Tống (Trung Quốc): thời Đinh 2 lần (năm 973, 975), thời Tiền Lê 10 lần (980, 985, 986, 987, 988, 990, 995, 996, 997, 1007

Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, cho hoàng tử Lý Long Bồ trấn thủ đất này. Từ đó đến thời Trần, vùng này thuộc lộ Trường Yên. Nhà Trần sử dụng thành Nam Trường Yên của cố đô Hoa Lư để làm cứ địa kháng chiến chống quân Mông Nguyên. Vua Trần Thái Tông xây dựng ở Hoa Lư hành cung Vũ Lâm, đền Trần thờ thần Quý Minh và chùa A Nậu. Cung Vũ Lâm là nơi các vua Trần xuất gia tu hành.

Đầu thời Lê sơ,khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư nhập vào Thanh Hóa, từ thời Lê Thánh Tông lại tách ra, thuộc phủ Trường Yên, thừa tuyên Sơn Nam.

Qua thời Nam Bắc triều, từ thời Lê trung hưng tới thời Tây Sơn, vùng này thuộc phủ Trường Yên thuộc trấn Thanh Hoa ngoại. Từ cải cách hành chính của vua Minh Mạng nhà Nguyễn năm 1831, vùng này thuộc tỉnh Ninh Bình. Từ ngày 27 tháng 12 năm 1975, tỉnh Ninh Bình hợp nhất với các tỉnh Nam Định và Hà Nam thành tỉnh Hà Nam Ninh rồi lại tái lập ngày 26 tháng 12 năm 1991, khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư trở lại thuộc tỉnh Ninh Bình.

3. Di Tích Cố đô Hoa Lư

Ngày 29/4/2003, Thủ tướng chính phủ Việt Nam ra quyết định 82/2003/QĐ-TTG việc việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử của khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư. Theo Quyết định này, toàn bộ khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư nằm trên địa bàn giáp ranh giới 2 huyện Hoa Lư, Gia Viễn và thành phố Ninh Bình của tỉnh Ninh Bình. Đây là khu vực khá bằng phẳng nằm trong hệ thống núi đá vôi kéo dài từ tỉnh Hòa Bình xuống. Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư có diện tích 13,87 km² bao gồm:

Vùng bảo vệ đặc biệt có diện tích 3 km² gồm toàn bộ khu vực bên trong thành Hoa Lư, trong vùng có các di tích lịch sử: đền Vua Đinh Tiên Hoàng, đền Vua Lê Đại Hành, lăng vua Đinh, lăng vua Lê, đền thờ Công chúa Phất Kim, chùa Nhất Trụ, phủ Vườn Thiên, bia Câu Dền, chùa Kim Ngân, hang Bim, chùa Cổ Am, chùa Duyên Ninh, phủ Chợ, sông Sào Khê, một phần khu sinh thái Tràng An và các đoạn tường thành, nền cung điện nằm dưới lòng đất…

Vùng đệm có diện tích 10,87 km² gồm cảnh quan hai bên sông Sào Khê và quần thể Tràng An. Trong vùng có các di tích lịch sử: động Am Tiên, hang Quàn, hang Muối, đình Yên Trạch, chùa Bà Ngô, hang Luồn, hang Sinh Dược, hang Địa Linh, hang Nấu Rượu, hang Ba Giọt, động Liên Hoa, đền Trần, phủ Khống, phủ Đột, hang Bói…
Các di tích liên quan trực tiếp gồm các di tích không nằm trong 2 vùng trên nhưng có vai trò quan trọng đối với quê hương và sự nghiệp của triều đại nhà Đinh như chùa Bái Đính, cổng Đông, cổng Nam, động Thiên Tôn, động Hoa Lư, đền thờ Đinh Bộ Lĩnh và quần thể di tích thờ Vua Đinh ở Ninh Bình…

4. Cố đô Hoa Lư mang nhiều công trình kiến trúc

Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư mang nhiều công trình kiến trúc có ý nghĩa lịch sử lớn lao, cùng với các lễ hội truyền thống được lưu truyền đến tận bây giờ, khiến bao du khách tò mò muốn ghé thăm

Hoa Lư là kinh đô đầu tiên của Đại Cồ Việt, nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền,cũng như từng là nơi đóng đô của các triều vua Đinh, Tiền Lê và Lý. Sau khi dời đô về Thăng Long (Hà Nội), thì nơi này đã trở thành Cố đô. Dù các triều vua không đóng đô ở Ninh Bình nữa, nhưng họ vẫn cho tu sửa, xây dựng thêm nhiều công trình kiến trúc ở đây như là chùa chiền, phủ, đình, lăng bổ,…

Toàn cảnh khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư
Toàn cảnh khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư

khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư trở thành quần thể kiến trúc, di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt quan trọng, cần được hết sức gìn giữ của Việt Nam, và cũng là nơi được tổ chức UNESSCO công nhận là một trong bốn vùng lõi thuộc quần thể di sản Thế giới Tràng An. Cùng với bề dày thời gian lên tới hơn 1000 năm, nơi đây là nơi lưu giữ các di tích lịch sử qua nhiều thời đại.

khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư
khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư

1. Vị trí

Toàn bộ khu di tích lịch sử – văn hóa khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư, bao gồm vùng bảo vệ đặc biệt, vùng đệm và các di tích như động Thiên Tôn, chùa Bái Đính, đều nằm trong hệ thống núi đá vôi ở trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, trực thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, giáp ranh giới hai huyện Gia Viễn và Hoa Lư. Nơi đây cách phía Nam thủ đô Hà Nội khoảng gần 100km.

5. Các di tích Cố đô Hoa Lư

Nơi đây là một quần thể kiến trúc, và mỗi kiến trúc lại mang một nét riêng, tất cả làm nên vẻ cổ kính và hào hùng của di tích lịch sử thời xưa. Các dấu tích – lịch sử vẫn còn lưu lại tại quần thể di tích rất đa dạng và phong phú, gồm các kiến trúc tường thành, hoàng thành, hang động, đền chùa, lăng mộ và nhiều loại công trình kiến trúc khác có giá trị lịch sử và văn hóa cao. Khu di tích Hoa Lư được chia làm 3 vùng:

1. Vùng bảo vệ đặc biệt

Vùng này bao gồm toàn bộ khu vực bên trong thành Hoa Lư, có các di tích như đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ Vua Lê Đại Hành, lăng vua Đinh và lăng vua Lê, đền thờ Công chúa Phất Kim, chùa Nhất Trụ, phủ Vườn Thiên, chùa Kim Ngân, bia Câu Dền, , chùa Cổ Am, , phủ Chợ, hang Bim, chùa Duyên Ninh, sông Sào Khê, một phần khu sinh thái Tràng An và tường thành, nền cung điện dưới lòng đất…

Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng
Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng
Đền thờ vua Lê Đại Hành
Đền thờ vua Lê Đại Hành
Đền thờ Công chúa Phất Kim
Đền thờ Công chúa Phất Kim
Sông Sào Khê
Sông Sào Khê

2. Vùng đệm

Vùng đệm gồm khu vực cảnh quan hai bên sông Sào Khê và quần thể di tích Tràng An, bao gồm chùa và động Am Tiên, đình Yên Trạch, hang Muối, hang Quàn, hang Sinh Dược, hang Luồn, hang Địa Linh, hang Ba Giọt, hang Nấu Rượu, chùa Bà Ngô, đền Trần, phủ Khống, phủ Đột, động Liên Hoa, hang Bói,…

Khu di tích Am Tiên
Khu di tích Am Tiên
Hang Địa Linh
Hang Địa Linh

6. Các di tích liên quan

Các di tích liên quan mặc dù không nằm trên hai vùng trên, nhưng chúng có vai trò quan trọng trong thời kỳ nhà Đinh, bao gồm chùa Bái Đính, cổng Nam, cổng Động, động Hoa Lư, động Thiên Tôn, đền thờ Đinh Bộ Lĩnh và các di tích thờ vua Đinh ở tỉnh Ninh Bình.

Chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính
Động Hoa Lư
Động Hoa Lư
Động Thiên Tôn
Động Thiên Tôn

7. Các lễ hội Cố đô Hoa Lư

Các lễ hội khác thuộc Quần thể di tích lịch sử cố đô Hoa Lư gồm:

  • Lễ hội đền Trần thuộc khu du lịch sinh thái Tràng An suy tôn thần Quý Minh trấn Nam Hoa Lư tứ trấn.
  • Lễ hội đền thờ Đinh Bộ Lĩnh ở quê hương xã Gia Phương.
  • Lễ hội động Hoa Lư suy tôn Đinh Bộ Lĩnh và suy tôn thần Khổng Lồ Minh Không trấn Bắc Hoa Lư tứ trấn.
  • Lễ hội chùa Nhất Trụ.
  • Lễ hội chùa Bái Đính suy tôn Đức Thánh Nguyễn và thần Cao Sơn trấn Tây Hoa Lư tứ trấn.
  • Lễ hội chùa Kim Ngân.
  • Lễ hội chùa Duyên Ninh.
  • Lễ hội động Thiên Tôn suy tôn thần Thiên Tôn trấn Đông Hoa Lư tứ trấn.

Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư tổ chức rất nhiều lễ hội, với mục đính chính là tưởng niệm các vị vua đã có công xây dựng và gìn giữ đất nước, tiêu biểu là vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Trong các lễ hội được tổ chức ở đây thì Lễ hội Trường Yên, hay còn gọi là lễ hội cờ lau là lễ hội lớn nhất, có quy mô rộng lớn và sắp nâng tầm lên thành lễ hội quốc gia. Lễ hội Trường Yên mở ra để tưởng nhớ vị vua Đinh Tiên Hoàng, người từ nhỏ đã “dùng cờ lau phất giặc”, sau đó xây dựng nên kinh đô Hoa Lư lúc bấy giờ.

Lễ hội Trường Yên
Lễ hội Trường Yên

Ngoài lễ hội Trường Y nên, thì cũng có các lễ hội khác diễn ra ở khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư như là lễ hội đền Trần, lễ hội đền thờ Đinh Bộ Lĩnh, lễ hội chùa Nhất Trụ, lễ hội động Hoa Lư, lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội chùa Kim Ngân, lễ hội động Thiên Tôn, và lễ hội chùa Duyên Ninh.

Lễ hội đền Trần
Lễ hội đền Trần

Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư quả thật là một công trình mang ý nghĩa lịch sử hết sức lớn láo mà thế hệ cha ông ta đã bỏ công gìn giữ và bảo tồn đến tận bây giờ. Hãy cùng về nơi đây để thăm lại cố đô xưa, sống lại với những giây phút hào hùng của lịch sử dân tộc.

Xem Thêm:

Quần Thể Danh Thắng Tràng An – Cục Di Sản Văn Hóa ” Vịnh Hạ Long “

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button