Truyện FULL

Tống Giang không hề có “36 Thiên cương, 72 Địa sát” nào cả

Trong chính sử chỉ chép rải rác về cuộc khởi nghĩa và ngoài cái tên Tống Giang ra, không có ghi chép tên tuổi hay nhân thân của “36 Thiên cương, 72 Địa sát” nào cả.

    Thủy hử hay Thủy hử truyện là một tác phẩm trong bốn tác phẩm lớn của văn học cổ điển Trung Hoa, thường gọi là nhóm Tứ đại danh tác. Tác giả Thủy hử thường ghi là Thi Nại Am. Truyện được viết dựa theo sách Đại Tống Tuyên Hòa di sự. Cốt truyện chính là sự hình thành và những thành tích của một nhóm người chống triều đình mà trở thành giặc cướp, thường gọi là 108 anh hùng Lương Sơn Bạc. 108 thủ lĩnh Lương Sơn gồm có 36 vị sao Thiên cương và 72 vị Địa sát, đứng đầu là Tống Giang và cuối cùng là Đoàn Cảnh Trụ.

    108 anh hùng Lương Sơn Bạc.

    Khởi nguồn của Thủy hử truyện là các truyện kể, huyền tích dân gian về cuộc đời và hành vi của các thủ lĩnh Lương Sơn Bạc, thêm vào đó, cũng tồn tại nhiều văn bản truyện Thủy hử khác nhau nên có thể nói, tính xác thực về mặt lịch sử của tiểu thuyết này là không cao. Một trong những ví dụ rõ ràng nhất là trên thực tế, Phương Lạp chưa từng bị tiêu diệt bởi quân lực của Lương Sơn. Phương Lạp đã thực sự xưng đế và bị tiêu diệt bởi những đội quân khác của triều đình nhà Tống chứ không phải quân Lương Sơn Bạc.

    Truyện và phim Thủy hử đều khắc họa đầy đủ, rõ nét 108 vị anh hùng Lương Sơn do Tống Giang đứng đầu, đây là điều mà ai ai cũng biết. Trên thực tế, trong 100 cuộc khởi nghĩa nông dân thời Tống, cuộc khởi nghĩa do Tống Giang lãnh đạo cho dù về quy mô hay tác động đến nhà cầm quyền triều Tống đều rất nhỏ.

    Khổng Đức Vũ là một chuyên gia Trung Quốc nghiên cứu văn hóa Thủy hử Lương Sơn trong nhiều năm. Ông cũng cho rằng, Tống Giang thực sự đã từng tổ chức khởi nghĩa, với ngòi nổ là nhà cầm quyền triều Tống đã lập ra chế độ sưu cao thuế nặng đối với ruộng đất của nông dân nhằm giải quyết khó khăn tài chính cho triều đình nhà Tống.

    Chính quyền đã tuyên bố thu toàn bộ vùng nước 800 dặm Lương Sơn Bạc làm “của công”, đồng thời đưa ra quy định: Hễ người dân vào hồ đánh bắt cá, lấy ngó sen, cắt cây hương bồ (cỏ nến) thì đều phải nộp thuế nặng dựa trên kích cỡ của tàu thuyền.

    Những người nông dân và ngư dân nghèo khổ ở vùng Lương Sơn Bạc không nộp nổi khoản thuế này, sự bất mãn tích tụ lâu dài cuối cùng đã bùng phát thành ngọn lửa.

    Tống Giang không hề có “36 Thiên cương, 72 Địa sát” nào cả - Ảnh 2.

    Tống Giang là người đứng đầu ở Lương Sơn Bạc.

    Đến năm đầu tiên của Tống Tuyên Hòa (năm 1119 sau Công nguyên), nhóm người nông dân này đã chính thức tiến hành khởi nghĩa, Tống Giang chính là một thủ lĩnh nông dân trong số đó. Kết quả nghiên cứu của các nhà sử học có thể xác nhận, Tống Giang là người thôn Tống Gia, xã Thủy Bảo, huyện Vận Thành, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

    Trong chính sử triều Tống chỉ chép rải rác về cuộc khởi nghĩa này và gọi là “nhóm 36 người của bọn Tống Giang”, ngoài ra không có chi tiết cụ thể về diễn biến khởi nghĩa. Ngoài cái tên Tống Giang ra, không có chép tên tuổi hay nhân thân của “36 Thiên cương, 72 Địa sát” nào cả.

    Sau đến đời Nam Tống mới có sách Tuyên Hòa di sự (Đại Tống Tuyên Hòa di sự) kể ra tên tuổi của 36 người cùng những chuyện về Tống Giang, Tiều Cái, Võ Tòng… theo lối truyền kỳ, làm nền tảng cho Thi Nại Am sau này viết Thủy hử truyện.


Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button