Gift Code

Thực trạng buồn của làng game thế giới, khi các siêu phẩm gần đây lại thường đi kèm với cụm từ "Remake, Remaster"

Nhìn vào làng game thế giới thời gian vừa qua, một trong những ấn tượng của nhiều người đó chính là việc các tựa game Remake, Remaster xuất hiện cực kỳ nhiều với tần suất dày đặc. Chẳng cần nói đâu xa, chắc hẳn nhiều người trong số chúng ta cũng đã cực kỳ háo hức khi phiên bản huyền thoại của series Final Fantasy VII được Remake. Còn ở giai đoạn hiện tại, Diablo II Resurrected cũng đang là chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Vậy liệu có phải ngẫu nhiên không khi mà những tựa game Remaster, Remake xuất hiện ngày càng nhiều.

Remastered và Remake – những khái niệm có thể nhiều người chưa biết

Đầu tiên, phải làm rõ một điều rằng có sự khác nhau rõ rệt giữa hai khái niệm Remaster và Remake. Hiểu theo một cách đơn giản, các tựa game remaster sẽ được làm lại hầu hết về âm thanh, hình ảnh cũng như đồ họa sao cho phù hợp với cấu hình của các hệ máy mới ở thời điểm hiện tại. Đó cũng là lý do mà khá nhiều tựa game từ thời cổ lỗ sĩ trên PS1, PS2 trước kia luôn là đối tượng hàng đầu để các nhà phát triển lựa chọn Remaster. 

Còn về Remake, đó sẽ là một phiên bản làm lại triệt để, có cả sự thay đổi về gameplay lẫn cốt truyện. Điển hình như trong Final Fantasy VII Remake – tựa game tạo được tiếng vang rất lớn trong năm vừa qua, cốt truyện bi tráng một thời giữa cuộc tình tay ba Aerith, Tifa, Cloud cũng đã có những sự chỉnh sửa nhất định và gây ra nhiều phản ứng trái chiều.

Các nhà sản xuất đang tập trung quá nhiều vào các thương hiệu nổi tiếng

Như đã đề cập ở trên, các nhà sản xuất game thời gian gần đây dường như đang tập trung quá nhiều vào việc phát triển các series game hiện có cũng như đầu tư vào việc Remaster, Remake các tựa game trong quá khứ của mình. Nhìn lại năm 2020, chẳng có mấy dự án mới được giới thiệu ngoài sự xuất hiện của hai siêu phẩm là Genshin Impact cùng Red Dead Redemption. Among Us tuy cũng đạt được nhiều giải thưởng đấy, nhưng thật khó để có thể coi nó là một tựa game siêu phẩm. Còn lại, đa phần các tựa game được chú ý đều đã là những cái tên quen thuộc, gắn bó với chúng ta nhiều năm, thậm chí là thập kỷ như Final Fantasy, The Last of Us hay Resident Evil.

Thực trạng buồn của làng game thế giới, khi các siêu phẩm gần đây lại thường đi kèm với cụm từ Remake, Remaster - Ảnh 2.

Tất nhiên, đâu đó vẫn còn một số điểm sáng như màn trailer siêu kích thích của Black Myth: Wukong, nhưng chừng nào tựa game này xuất hiện thì vẫn còn là một ẩn số.

Thực trạng buồn của làng game thế giới, khi các siêu phẩm gần đây lại thường đi kèm với cụm từ Remake, Remaster - Ảnh 3.

Và trong năm 2021, mọi thứ vẫn chưa có dấu hiệu khác hơn, khi mà Diablo II: Resurrected vẫn đang là cái tên được mong ngóng nhất thời điểm hiện tại. Còn nhìn xa hơn, God of War 5 – tựa game được đánh giá là siêu phẩm trên hệ máy mới PS5 đang là siêu phẩm được đón chờ nhất. Các dự án mới, các tựa game mới mẻ như Genshin Impact thì vẫn biệt tăm, ngoại trừ việc Mihoyo hé lộ rằng họ đang đầu tư, nghiên cứu một tựa game có sức chưa tới 1 tỷ người trong tương lai. Nhưng chừng nào ra mắt thì có lẽ ngay cả bản thân nhà phát triển này cũng chẳng thể biết được.

Thực trạng buồn của làng game thế giới, khi các siêu phẩm gần đây lại thường đi kèm với cụm từ Remake, Remaster - Ảnh 4.

Kết luận

Thực tế thì không phải các tựa game được làm lại hoặc phát triển lên từ những thương hiệu nổi tiếng như Final Fantasy, Resident Evil không hay. Tuy nhiên, các game thủ cũng có lý do để chờ đón những làn gió mới, như cách mà Red Dead Redemption và Genshin Impact đã làm được trong năm ngoái vậy.

Bị bạn troll đeo xích sắt rồi làm mất chìa khóa, chú rể phải cậy nhờ “cưa máy” để vào động phòng khiến CĐM không thể nhịn cười


Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button