Game Mobile

Thực hư phía sau câu nhận định: “Chơi game mát, ăn bát vàng”, tuyển thủ Esports gồng gánh áp lực gì?

Một khi đã xác định dấn thân vào con đường Esports chuyên nghiệp thì ai cũng đã xác định rằng, chưa thể thành công ngay được (trừ những trường hợp đặc biệt). 

Để có thể bước trên con đường vinh quang, họ đã phải đánh đổi rất nhiều. Nhiều người gác lại việc học để toàn lực theo đuổi đam mê; Vượt qua mọi rào cản, kể cả sự ngăn cấm của cha mẹ; Đánh đổi thanh xuân cho một tương lai mung lung… Và rồi, khi thành tuyển thủ chuyên nghiệp thì một loạt những áp lực khác đè nén:

Sự cạnh tranh

Mỗi năm, Esports xuất hiện vô số người kiệt xuất nhưng thực sự có thể trụ lại được để trở thành tuyển thủ chuyên nghiệp thì lại chẳng có mấy ai. 

Là tuyển thủ chuyên nghiệp đồng nghĩa với việc bạn phải luôn là giỏi nhất. Và để duy trì vị thế đó thì bạn sẽ phải luyện tập rất nhiều, một cách nghiêm túc và có khoa học chứ không chỉ đơn thuần là tìm niềm vui trong game nữa. Nếu bạn không còn đủ giỏi thì ngoài kia, vẫn sẽ còn rất nhiều người giỏi hơn bạn và sẵn sàng thay thế cho vị trí của bạn bất cứ lúc nào.

Thực hư phía sau câu nhận định: Chơi game mát, ăn bát vàng, tuyển thủ Esports gồng gánh áp lực gì? - Ảnh 2.

Một tài năng trẻ cần phải luyện tập liên tục không ngừng nghỉ, theo chế độ chiến thuật riêng nhằm duy trì phong độ ổn định.

Hơn thế nữa, sự cạnh tranh vị trí trong từng đội cũng là rất lớn. Hãy nhìn cách Khiên phải rời Team Flash sang đầu quân cho Box Gaming sau khi ADC xuất hiện là đủ hiểu. Dù bạn có chơi tốt thế nào đi chăng nữa thì nếu có nhân tố tốt hơn xuất hiện, bạn sẽ phải nhường lại vị trí mà thôi.

Áp lực từ công chúng

Tuyển thủ chuyên nghiệp cũng đồng nghĩa là người của công chúng. Bất cứ hành động, lời nói, cử chỉ nào cũng có “nguy cơ” lọt vào mắt của người hâm mộ. Nếu đẹp thì không sao nhưng nếu xấu thì dù chỉ một khoảnh khắc nhỏ thôi cũng sẽ gây ra sự phiền phức khó đoán trước được.

Chưa kể, nếu kết quả thi đấu không được “tròn trịa”, rất có thể, tuyển thủ khi ấy cũng phải hứng đòn. Còn nhớ vào những năm 2018 và 2019, Team Flash tạo chuỗi 4 lần vô địch ĐTDV, sau đó là 2 lần lên ngôi tại AWC và AIC 2019. Tại thời điểm đó, Team Flash hay các tuyển thủ được tung hô là người hùng.

Thế nhưng, khi phong độ đi xuống, đỉnh điểm là đội tuyển này đã dừng chân ngay tại vòng bảng AWC 2021, rất nhiều những bình luận tiêu cực đã nhắm đến các tuyển thủ: “Hết thời!”.

Thực hư phía sau câu nhận định: Chơi game mát, ăn bát vàng, tuyển thủ Esports gồng gánh áp lực gì? - Ảnh 3.

Không giống như chúng ta thường nghĩ, các tuyển thủ chơi game vẫn còn mang theo áp lực bị chỉ trích, bị phê bình… Chính điều này đã khiến trong mỗi trận đấu họ phải tập trung cao độ, còn sau trận phải học cách làm ngơ trước những lời cay nghiệt.

Thu nhập

Có nhiều người quan niệm rằng “Chơi game suốt ngày thì có gì đâu mà áp lực?”, điều đó chỉ đúng với trường hợp chơi game chỉ đơn thuần vì mục đích giải trí, nhưng khi game trở thành công việc, trở thành nguồn nuôi cuộc sống thì nó sẽ khác đi rất nhiều.

Nếu như chỉ nhìn từ ngoài vào, sẽ thật khó để xác định được mức lương chính xác của các tuyển thủ Esports. Trên thực tế, nếu như không thuộc biên chế của các tổ chức uy tín, các tuyển thủ sẽ không nhận được tiền lương cao như nhiều người hay thường nghĩ.

Thực hư phía sau câu nhận định: Chơi game mát, ăn bát vàng, tuyển thủ Esports gồng gánh áp lực gì? - Ảnh 4.

Thế mới thấy, nghề nào cũng vậy, muốn gắn bó đều cần trải qua nhiều “cửa ải” và những vinh quang mà các tuyển thủ nhận được đã đánh đổi với muôn vàn áp lực rồi!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check Also
Close
Back to top button