Truyện FULL

Thám tử lừng danh Conan: 9 nguyên tắc cấm kị mà tác giả không bao giờ thể hiện trong các vụ án, điều số 4 gây sốc

Ra mắt lần đầu tiên tại Nhật Bản vào 19/1/1994 trên tuần san Shonen Sunday của Shogakukan và phải mất đến 5 tháng sau đó mới được xuất bản dưới dạng truyện tranh, Thám tử lừng danh Conan đã trở thành hiện tượng lớn trong lòng người hâm mộ khắp nơi trên thế giới nhờ cốt truyện trinh thám ly kì, đầy trí tuệ đan xen những tình tiết giật gân, căng thẳng.

Bên cạnh đó, bộ manga còn mang tính giáo dục và rất bổ ích trong việc giúp các bạn trẻ rèn luyện trí tuệ, hướng các em đến những giá trị nhân văn, đem lại những bài học bổ ích, sâu sắc về tình bạn, tình yêu, tình thân và tình người.

Chính vì đối tượng đọc của bộ truyện khá đông đảo nên trong sáng tác thì tác giả Aoyama Gosho cũng có những nguyên tắc của riêng mình. Và dưới đây chính là 9 nguyên tắc cấm kị trong sáng tác mà tác giả không bao giờ thể hiện trong các vụ án của mình.

1. Tạo ra các tình tiết người khác không giải được rất đơn giản, chỉ cần sáng tạo một chút là ổn. Nhưng ông Gosho tuyệt đối không muốn làm như vậy, bởi kiểu này khiến độc giả không thể hưởng thụ niềm vui khi suy luận. Thi thoảng cần phải tinh tế chọn thời điểm gợi ý cho độc giả, điểm này thật sự rất khó.

Thám tử lừng danh Conan: 9 nguyên tắc cấm kị mà tác giả không bao giờ thể hiện trong các vụ án, điều số 4 gây sốc - Ảnh 3.

2. Nghĩ về các mánh khóe giết người rất thú vị. Thủ thuật “chim uống nước” và phương pháp “sử dụng điện thoại để phóng to hình ảnh thay kính lúp” được nghĩ ra trong một cuộc trò chuyện. Thủ pháp ở vụ Du lịch thực địa được nghĩ ra trên Shinkansen. Ông Gosho cảm thấy chúng đều là kiệt tác, nhưng kết quả vẫn bị người đọc phá giải.

3. Tuyệt đối không vẽ các mánh khóe người khác không giải được. Chưa có vụ án nào mà độc giả không thể phá giải. Tuy có chút không cam tâm, nhưng bác nguyện ý cùng độc giả duy trì “tinh thần công bằng” này.

Thám tử lừng danh Conan: 9 nguyên tắc cấm kị mà tác giả không bao giờ thể hiện trong các vụ án, điều số 4 gây sốc - Ảnh 4.

4. Tuyệt đối không để hung thủ chết. Series “Bản Sonata Ánh Trăng” viết ra chính là để nhấn mạnh nguyên tắc này.

5. Tuyệt đối không vẽ đồng phạm. Nếu có đồng phạm, hung thủ có thể làm bất cứ điều gì hắn muốn. Chỉ có “Tội ác trong ngày Phật Diệt” là ngoại lệ, vì ông Aoyama muốn một lần vẽ hung thủ là 1 cặp song sinh. Loại tương tự sẽ không vẽ lần thứ hai.

6. Không vẽ những thứ vi phạm luân thường đạo lý.

7. Không vẽ các phương pháp giết người dễ bắt chước.

Thám tử lừng danh Conan: 9 nguyên tắc cấm kị mà tác giả không bao giờ thể hiện trong các vụ án, điều số 4 gây sốc - Ảnh 5.

8. Không vẽ các phương pháp giết người gây ra bởi dị ứng vì bất cứ ai cũng có thể thực hiện. Ví dụ, người dị ứng với phô mai, chỉ cần trộn phô mai vào thức ăn, thủ phạm liền có thể gây án. Sau đó hắn chỉ cần nói không biết hoặc không nhớ chuyện này liền có thể thoát tội.

9. Có thể sắp tới sẽ có một thủ pháp giết người được thực hiện công phu hơn, nhưng trong lòng ông Aoyama đã có một giới hạn cho nó rồi.

Cre: Hội những người yêu thích Ran Mouri

Thêm 300 tập anime Thám tử lừng danh Conan lồng tiếng xịn mịn “cập bến” Ứng Dụng POPS

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button