Dota2

Thái Bình thua đau vì bẫy móng: có nên thay đổi luật?

Dạ Vũ Vương – 23:02, 30/11/2021

Thái Bình và Slow But Sure không phải hai Clan thi đấu xuất sắc nhất tại AoE Quần Long Loạn Vũ, nhưng đây lại là hai Clan gây “tiếng vang” bậc nhất ở giải đấu lần này, đặc biệt là sau khi trận đấu của họ ở vòng 10.

  • Lịch sử AoE: So sánh Maniple La Mã và Phalanx Hy Lạp – Phần I
  • Lịch sử AOE: So sánh Maniple La Mã và Phalanx Hy Lạp – Phần II
  • So sánh Maniple La Mã và Phalanx Hy Lạp – Phần III
  • Thái Bình và Slow But Sure không phải hai Clan thi đấu xuất sắc nhất tại AoE Quần Long Loạn Vũ, nhưng đây lại là hai Clan gây “tiếng vang” bậc nhất ở giải đấu lần này, đặc biệt là sau khi trận đấu của họ ở vòng 10 khép lại.

    Trước tiên, phải nói rằng Chim Sẻ Đi Nắng và Hồng Anh đang là hai game thủ sở hữu lượng fans đông đảo của cộng đồng AoE Việt Nam. Họ cũng là hai game thủ đại diện cho hình ảnh của Slow But Sure và Thái Bình. Do đó không khó hiểu khi mỗi cuộc chạm trán của hai Clan ở các giải đấu luôn thu hút sự chú ý rất lớn của giới truyền thông và dư luận. Ở trận lượt đi, những cuộc khẩu chiến giữa các bình luận viên và khán giả hai bên đã nổ ra vô cùng gay gắt. Đến trận lượt về, cuộc tranh cãi còn bị đẩy lên đỉnh điểm sau khi game thủ Anh Huy bẫy móng nhà BS thành công trước Hồng Anh để đem về chiến thắng sát nút 5-4 cho SBS trong trận Chung kết nội dung 4vs4 Random.

    Tình huống bẫy móng quyết định trận đấu

    Nói về pha bẫy móng, có thể nói rằng đó là một tình huống khá cơ bản khi mà Anh Huy nhanh tay đặt BS nhằm bẫy Hồng Anh đập móng nhà trước khi lên đời 3. Kết quả, nông dân của Hồng Anh đã đập nổ chiếc BS đó và dĩ nhiên Thái Bình bị xử thua theo luật AoE hiện hành. Pha bẫy móng đó giúp cho SBS giành được chiến thắng một cách khá dễ dàng và những người hâm mộ của họ tỏ ra ha hê. Phía ngược lại, các fans Thái Bình và Hồng Anh lại cho rằng đó là một tình huống không được fair-play bởi cả hai đội đã dắt tay nhau đến trận Chung kết. Một màn đối kháng “xanh chín” mới là thứ khán giả muốn xem chứ không phải là lối chơi theo kiểu “miễn thắng là được”. Mỗi bên đều có cái tình, cái lý lẽ của riêng mình, song vấn đề chúng ta muốn nói đến ở đây là gì? Có nên tiếp tục duy trì “luật bẫy móng” hay không khi mà chính trò chơi cũng có những lỗ hổng?

    Trong quá khứ, Hồng Anh cũng từng thắng nhờ bẫy móng

    Theo lý giải từ phía game thủ Hồng Anh, tình huống nông dân của anh đập móng là do lỗi của game, anh không hề cố tình điều khiển nông dân đập móng nhà. Trong khi đó theo luật từ ban tổ chức, cũng là bộ luật được thông qua bởi cả ba đơn vị là EGO Media, VEC và CSDN Studio thì dù có là lỗi game hay không, vô tình hay cố tình, đập nổ móng nhà (trừ nhà BE, BF) khi chưa lên đời 3 tất sẽ bị xử thua. Dường như đây cũng là lần đầu tiên luật này được áp dụng. Bởi trước đó, trong một số giải đấu và khá nhiều kèo giao hữu, nếu game thủ không cố tình thì trận đấu sẽ được đánh lại. Cũng chính điều này đã phần nào đó khiến các fans hai bên xô xát bằng hình thức lời qua tiếng lại trên các group cộng đồng.

    Thái Bình thất thủ trước SBS ở vòng 10

    Quả thực, rõ ràng luật “bẫy móng” làm phát sinh khá nhiều vấn đề. Ban đầu, luật được đề ra để giúp cho những đội “không cửa thắng” sẽ tìm được hy vọng chiến thắng mong manh. Nhưng càng ngày, luật lại càng bị người chơi khai thác nhiều hơn. Bên cạnh đó, yếu tố lỗi game cũng đã tác động khiến cho luật này ngày càng trở nên bất lợi với người bị bẫy. Rất có thể sau trận đấu giữa Thái Bình và Slow But Sure, các bên sẽ ngồi lại với nhau để một lần nữa thống nhất lại luật. Vì suy cho cùng, điều mà khán giả cần nhất vẫn là được chứng kiến những trận đấu mãn nhãn đúng tính chất Đế chế, và cho dù thắng hay thua thì tinh thần fair-play trong thể thao vẫn phải được đặt lên hàng đầu.

    Related Articles

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button