Truyện FULL

Sự thật ít biết về cây phất trần trên tay thái giám trong phim Trung Quốc

Thái giám (còn gọi là hoạn quan, công công, nội quan, nội thần, nội giám) là những người đàn ông đã trải qua quá trình “tịnh thân” (cắt bỏ bộ phận sinh dục) để phục vụ trong cung đình Trung Quốc. Nhiệm vụ của thái giám là hầu hạ hoàng đế và hoàng tộc trong cung nhưng quan trọng nhất là canh giữ không để bất kỳ người đàn ông nào khác “chạm” vào cung tần mỹ nữ của vua.

Ảnh minh họa.

Theo ghi chép, những nam nhân phục dịch hoàng đế đã có từ thời Tây Chu (440 TCN) nhưng lúc này họ chưa bắt buộc phải tịnh thân. Cho đến đầu đời Đông Hán mới yêu cầu toàn bộ nam giới hầu hạ trong cung đều phải trở thành thái giám để tránh rắc rối trong các mối quan hệ với số lượng lớn phụ nữ trong cung. Có nhiều nguyên nhân khiến đàn ông Trung Quốc thời xưa trở thành thái giám. Có thể là do bị cha mẹ bán vào cung từ lúc nhỏ, do gia đình quá nghèo không còn sự lựa chọn, là tội nhân bị phạt hoặc tự nguyện xin làm hoạn quan để mưu cầu phú quý.

Sự thật ít biết về cây phất trần trên tay thái giám trong phim Trung Quốc - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Tuy không được tham gia vào chính sự nhưng các thái giám lại có uy quyền mạnh mẽ. Họ là người kề cận vua nên nắm được nhiều thông tin bí mật thậm chí còn có thể can thiệp vào chuyện lập hoàng đế. Do vậy hình ảnh thái giám cũng được khai thác khá nhiều trong phim ảnh Trung Quốc.

Khán giả đã quá quen thuộc với hình ảnh các hoạn quan mày râu nhẵn nhụi, áo quần chỉnh tề, trên tay cầm một cây phất trần, nhưng lý do khiến phất trần trở thành vật bất ly thân của các thái giám thì không phải ai cũng biết.

Sự thật ít biết về cây phất trần trên tay thái giám trong phim Trung Quốc - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Phất trần thường được làm bằng gỗ, dài khoảng 50cm, một đầu gắn thêm lông thú hoặc sợi đay. Thời xưa, người dân thường dùng phất trần để đuổi côn trùng hoặc lau dọn. Cây phất trần của các thái giám dù cầu kỳ hơn nhưng công dụng thì không có sự khác biệt.

Một trong những công việc của thái giám là phải đảm bảo mọi ngóc ngách của hoàng cung đều sạch sẽ. Vì thế, họ luôn đem theo vật dụng này để tiện cho việc quét dọn. Hoàng cung rộng lớn, nếu chủ nhân muốn ngồi nghỉ mà chỗ đó chưa được làm sạch thì thái giám có thể bị trách phạt, thậm chí mất đầu. Bên cạnh đó, phất trần còn được sử dụng để phủi bụi trên người nhà vua bởi nếu trực tiếp dùng tay để chạm hoặc vỗ vào người thiên tử sẽ bị coi là tội bất kính.

Ngoài công dụng trên, phất trần của thái giám còn mang một ý nghĩa đặc biệt đó là để trừ tà. Trong Đạo giáo, khi miêu tả về các bậc chân nhân như Thái Thượng Lão Quân, Lữ Động Tân, Thái Ất Chân Nhân… đều không thể thiếu món pháp khí là cây phất trần. Cổ nhân có câu “Tay cầm phất trần, không phải người thường” cũng xuất phát từ việc này.

Do vậy người xưa tin rằng phất trần có tác dụng xua đuổi điều xui xẻo, gia tăng may mắn. Xuất phát từ quan niệm trên, các vị vua chúa thời bấy giờ đã để cho thái giám cầm phất trần để tăng thêm vận may cho bản thân. Sau này, phất trần còn trở thành một vật để thể hiện chức vị của các thái giám trong hậu cung.

Cũng có ý kiến cho rằng, hoạn quan luôn cầm phất trần bên mình để tự nhắc nhở về địa vị bản thân phải giữ lòng trung thành, không nên vọng tưởng hão huyền về vàng bạc châu báu hay quyền lực. Theo một giả thuyết khác thì cây phất trần từng xuất hiện trong kinh kịch hay tuồng Quảng. Phục trang và khuôn mặt của các nhân vật trong 2 loại hình này khá giống nhau, nên nhân vật thái giám thường cầm thêm cây phất trần để khán giả dễ phân biệt.

One Piece 988: Sanji cảm động trước sự dũng cảm của Momonosuke khi không chối bỏ gốc gác của mình

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button