Dota2

Những đặc sản mà các game thủ chỉ có thể tìm thấy ở thời Dota 1

Kcibur – 21:25, 10/12/2021

Dù đã trải qua gần 20 năm, nhưng cứ mỗi khi nhắc về thời kỳ Dota 1, các lão tướng 8x, 9x chắc chắn sẽ không khỏi cười thầm khi nhớ lại những ký ức về một giai đoạn cực kỳ gian khổ nhưng cũng vô cùng đẹp đẽ cùng với những “tính năng” độc nhất vô nhị chỉ có ở thời Dota Allstars chứ không còn thấy ở Dota 2.

  • EG nhận thất bại tiên phong dưới triều đại JerAx
  • Xóa Techies? Tưởng chuyện đùa nhưng lại từng thực sự xảy ra ở DotA của 16 năm trước
  • Không phải Cồ Ca, đây mới là M-God xịn xò tiên phong mà chả mấy ai còn nhớ tới
  • Một player đau, cả 2 đội ngồi chờ

    Một trong những cảnh tượng quen thuộc nhất thời kỳ Dota 1 mà giờ đây chúng ta không còn được thấy ở Dota 2, đó chính là tấm biển kèm dòng chữ Waiting for Player hoặc Waiting for Host dưới đây. Thời xưa, khi đường truyền Internet còn chưa được nhanh và ổn định như bây giờ, thì đây là tình trạng mà các player Dota sẽ thường xuyên gặp phải. Hên hên dính phải ông mạng phò quá, chờ 1 phút là dis hẳn luôn thì không sao. Chứ gặp ông mạng chập chờn, lúc được lúc không thì một game đấu có thể sẽ kéo dài đến vô tận mất. Tệ hơn nữa, nếu ông mạng miền núi còn là host, thì hãy xác định cả game đấy bạn sẽ phải chứng kiến Hero của mình nhảy hip hop và cuối cùng cũng chẳng có cách nào khác ngoài F10 E Q. Sang Dota 2 thì host đã không phải là vấn đề khi bạn find game bình thường. Tuy nhiên, đôi khi gặp phải mấy ông hay disconnect thì vẫn phải pause game để chờ. Nhưng ít ra là bạn còn có lựa chọn giữa pause hoặc unpause, chứ không giống như việc bị buộc phải đứng hình và chờ đợi trong vô vọng như thời Dota 1.


    Cảm thấy quen thuộc không mấy ông lão 8x, 9x?

    Tay một nơi, hotkey một nẻo

    Giới trẻ bây giờ chơi Dota 2 làm sao hiểu được nỗi khổ của những cha anh từng trải qua những thời điểm khó nhằn của Dota 1. Trong giai đoạn sơ khai của Dota 1, khoảng năm 2005 đến 2007, lúc này trò chơi mới có 2 năm tuổi và còn cực kỳ nhiều hạn chế về mặt tính năng. Điển hình nhất trong số đó chính là việc thanh HP không hiển thị vĩnh viễn và Hotkey Item nằm xa tít bên chỗ Numpad. Bạn có tưởng tượng được việc cứ muốn last hit là phải giữ Alt để hiển thị HP bar hay muốn bật BKB thì tay trái của bạn lại phải di chuyển từ trái sang phải để ấn, rồi lại về đúng chỗ cũ để tiếp tục dùng kỹ năng không? Riêng từng đấy thao tác đã lấy đi của bạn ít nhất từ 1 – 2s so với việc set hotkey 1234 như ở thời Dota 2 rồi. Cũng may mắn thay, những người chơi hồi đó cũng đủ thông minh để nhận ra sự bất tiện này, và đó là lúc mà các phần mềm War3 HP Viewer hay W3isk ra đời vào những năm 2008. Kể từ đó, việc chơi Dota trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn và những người chơi cũng lệ thuộc nhiều hơn vào các phần mềm này. Thời đó thử chơi Dota mà không có các tool hỗ trợ này xem. Thách mấy ông last hit nổi luôn …


    Hồi đấy chơi Dota mà không có cái này thì khác gì cụt một tay đâu

    Tiểu thương họp chợ

    Nếu các nguồn cung cấp Item của Dota 2 chủ yếu đều đến từ Shopkeeper, thì ngày xưa, thời Dota 1, khu vực Fountain chính là nơi họp chợ của hàng đống tiểu thương khác nhau. Có tất cả 10 shop khác nhau và mỗi shop đều có mình một chức năng riêng. Ví dụ, Ancient of Wonders là nơi những bán đồ Regen như Clarity, Salve, Tango, …; Sena the Accessorizer là chỗ mà bạn có thể sắm cho mình những Item khởi đầu như Slippers of Agility, Gaunlets of Strength, Mantle of Intelligence, Rau muốn và v.v… Nhìn chung, nếu là người mới chơi Dota thời đó thì việc nhớ toàn bộ shop nào bán cái gì là điều chắc chắn không thể. 100% player Dota 1 từng phải bỏ ra hàng đống thời gian ở Fountain để mua đồ. Sau này, khi đã hình thành thói quen thì điều này trở nên dễ dàng hơn đôi chút, nhưng đương nhiên nó vẫn sẽ chả bao giờ tiện lợi được như thời Dota 2 với chỉ một nguồn cung duy nhất là Shopkeeper. 


    Ai chơi Dota 1 cũng một thời phải mò mẫm rốt cuộc đồ mình cần mua đang ở shop nào trong 10 shop này

    “Phần mềm” cung cấp vision miễn phí

    Và đương nhiên nói đến Dota 1 thì chúng ta cũng không thể không nhắc tới “phần mềm” có độ phổ biến còn hơn cả các Tool Hotkey hay HP Viewer, đó chính là hack map. Hack Map thời Dota 1 là cực kỳ phổ biến, đặc biệt là vào giai đoạn năm 2009 – 2010. Lúc này thì cứ 1 game chúng ta chơi thì có ít nhất 1 – 2 người hack map. Những pha “Blind” Hook không sight hay lách qua bom của Techies là điều thường xuyên như ăn cơm bữa. Người người nhà nhà đua nhau hack map. Invi bỗng trở thành vũ khí vô dụng nhất thời Dota 1, và player chỉ có ngồi chửi nhau xem thằng nào hack map suốt cả game trong khi đa phần người chửi lại là người hack. Chính “phần mềm” cung cấp vision miễn phí này đã khiến cho Dota trở nên thoái trào vào năm 2010 và các player dần di cư sang những tựa game MOBA khác như HoN hay LoL. Hiện tại, ở Dota 2, tình trạng gian lận cũng khá phổ biến với những cheater sử dụng script. Tuy vậy, nó vẫn chả thể nào sánh bằng những ám ảnh kinh hoàng mà các player Dota 1 từng phải trải qua với những trận đấu bị thống trị bởi hack map và chuyển tiền.


    Hack map, chuyển tiền là cái gì đấy rất phổ biến thời Dota 1

    Related Articles

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button