Dota2

Nhìn lại hành trình đến AniMajor: Voi chiến thất thủ, Rồng Vàng về hang

Kcibur – 11:51, 22/05/2021

Sau khu vực EU, chúng ta sẽ tiếp tục đến với những khu vực khác, nơi mà cũng có những diễn biến bất ngờ không kém với sự lên ngôi của nhiều chú ngựa ô cùng sự đi xuống khó hiểu của một vài ông lớn.

  • Nhìn lại Drama Ceb vs MidOrMeepo: “Thắng làm vua, thua thì nghe gáy”
  • Nhìn lại hành trình đến AniMajor: Khu vực EU – Cái kết đắng của sức mạnh tình bạn
  • Khu vực CIS

    Khu vực CIS cũng chứng kiến những bất ngờ lớn khi đương kim á quân của mùa trước – Na’Vi đã phải ngồi nhà xem AniMajor qua TV. Sau khi mạo hiểm kick một General ổn định để đưa về ẩn số Ramzes, những chú Rồng Vàng đã phải trả cái giá cực đắt khi mà Ramzes cho chúng ta thấy sự yếu kém trong vai trò Offlaner và vô hình chung ảnh hưởng đến lối chơi của cả đội. Trong khi đó, VP vẫn thể hiện được vị trí của ông hoàng khu vực khi dễ dàng kết thúc ở vị trí số 1. Spirit gây bất ngờ khi vượt mặt cả Gambit và Na’Vi để lần đầu tiên giành vé đi Major của mùa giải này. Gambit sau một màn khởi động thảm họa với 3 trận thua liên tiếp, đã bất ngờ comeback mạnh mẽ ở phần còn lại của mùa giải để có được suất chơi cuối cùng của khu vực CIS. Còn Na’Vi, họ xứng đáng với một hàng ghế ở khu vực khán giả với những gì mà họ đã thể hiện ở mùa giải vừa qua.

    Đại diện đi Major: Virtus.Pro, Team Spirit, AS Monaco Gambit.

    Khu vực Bắc Mỹ

    Không có nhiều điều để nói ở khu vực này. 3 cái tên từng thống trị mùa 1 tiếp tục chia nhau 3 vị trí dẫn đầu ở mùa 2. Tuy nhiên, lần này, vị trí giữa 3 đội có đôi chút đổi khác. Undying vẫn giậm chân ở hạng 3 và lần thứ 2 liên tiếp bỏ lỡ tấm vé đi Major trong gang tấc. Trong khi đó, Quincy Crew bất ngờ vượt mặt đương kim á quân Major – EG để có được vị trí số 1 và tiến thẳng đến vòng playoff của giải đấu. Còn với Arteezy cùng các đồng đội, thất bại trước QC cũng chưa thể khiến họ phải ở nhà xem Major qua TV như Na’Vi, nhưng họ sẽ phải khởi đầu giải đấu từ vòng bảng vô cùng khắc nghiệt với nhiều cái tên sừng sỏ như Liquid, Spirit hay xa hơn có thể là cả Secret, Nigma và iG.

    Đại diện đi Major: Quincy Crew, Evil Geniuses.

    Khu vực Nam Mỹ

    Bất ngờ lớn nhất tại khu vực này đó chính là việc chú ngựa ô của Major mùa trước – Thunder Predator đã không thể giành vé để tham dự AniMajor. Nguyên nhân một phần là do phong độ thăng hoa bất ngờ của NoPing eSports khi đội tuyển này từ vị trí thứ ở mùa 1 bỗng nhảy vọt lên vị trí quán quân của mùa này. Slot còn lại của khu vực SA thuộc về Beastcoast, đội tuyển vẫn được mệnh danh là “Ông hoàng Dota Nam Mỹ”. Dù cho không có được phong độ quá cao để tuột mất ngôi vị số 1, nhưng nhìn chung, họ vẫn là đội tuyển cực mạnh, ít nhất là trong khu vực. Vì vậy, Thunder Predator chỉ có thể tự trách mình khi để lọt tấm vé tham dự Major vào tay của NoPing mà thôi.

    Đại diện đi Major: NoPing eSports, Beastcoast

    Khu vực Trung Quốc

    Đây cũng là khu vực có nhiều biến động không kém gì so với bên EU. Đương kim vô địch Major mùa trước – iG bỗng thi đấu bết bát trong giai đoạn khởi đầu nhưng rồi bằng một cách thần kỳ nào đó vẫn đủ điểm để giành vé đi AniMajor. Á quân của khu vực mùa 1, Aster thì hủy diệt toàn bộ để chễm chệ ở ngôi vị số 1. Vici Gaming và PSG.LGD thì vẫn vẫn như thường lệ, thi đấu ở mức hay vừa phải và chia nhau 2 vị trí thứ 2 và thứ 3 để cùng xách vali đến Kiev. Thất vọng nhất thì chắc khỏi phải nói nhiều, đó đương nhiên chính là Elephant. Trước thềm mùa giải, họ đón chào Coach rOtk và được ví như hổ chắp thêm cánh. Họ cũng có màn khởi động không đến nỗi nào với 2 chiến thắng liên tiếp, nhưng sau đó là một chuỗi trận kinh hoàng khi gần như chỉ biết thua và thua. Chung cuộc, Voi Chiến dừng chân ở vị trí thứ 5 và lần thứ 2 lỡ hẹn với Major năm nay, giống y như trường hợp của OG bên EU vậy.

    Đại diện đi Major: Aster, PSG.LGD, Vici Gaming, Invictus Gaming

    Khu vực SEA

    Đến với khu vực Đông Nam Á, không có nhiều bất ngờ khi T1 với bộ khung gồm nhiều hào thủ chất lượng đã có thể vượt qua nhiều ông lớn để có lần đầu cán đích ở một vị trí trong top 2 của khu vực. Ngoài ra, TNC cũng cho chúng ta thấy sự trở lại mạnh mẽ khi vươn lên từ vị trí thứ 4 của mùa 1 để cạnh tranh vị trí số 1 cùng T1 với thành tích 5 thắng 2 bại sau 7 lượt trận. Bất ngờ lớn nhất có thể phải kể đến sự đi xuống của ngựa ô mùa 1 – Neon Esports cùng cựu vương – Fnatic. Neon đã có một mùa giải không thành công khi phải nhận tới 4 trận thua và hiện tại, còn đang phải cạnh tranh suất trụ hạng với Omega Esports. Đồng hoàn cảnh với Neon chính là Fnatic. Dù không đến mức phải trụ hạng như Neon nhưng Fnatic cũng phải rất vất vả để giành giật tấm vé tham dự AniMajor cùng Execration. Họ buộc phải tham dự trận Tiebreaker vào ngày mai để tiếp tục nuôi hy vọng góp mặt tại kỳ Major sắp tới.

    Đại diện đi Major: T1, TNC, Fnatic/Execration

    https://www.youtube.com/watch?v=e2P9H-fXevg

    Related Articles

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button