Thủ Thuật Công Nghệ

Kiểm tra nhiệt độ CPU? Phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU miễn phí

CPU trong quá trình hoạt động sản sinh ra một lượng nhiệt nhất định. Nếu như lượng nhiệt này vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ gây ảnh hưởng tới thiết bị máy tính. Các lỗi do CPU quá tải nhiệt có thể gây gián đoạn, phiền phức cho quá trình sử dụng. Vì vậy, chúng ta cần kiểm tra nhiệt độ CPU thường xuyên, xử lý khi cần thiết.

Vì sao cần kiểm tra nhiệt độ CPU thường xuyên?

Thiết kế của CPU phải sử dụng đến điện năng, sự chuyển hóa tạo thành nhiệt độ trong và trên bề mặt. CPU càng hoạt động lâu, hoạt động nhiều thì nhiệt độ càng cao. Thường thì sẽ có các thiết bị hỗ trợ nhằm giảm đi lượng nhiệt này. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng tránh được sự cố quá tải nhiệt độ. CPU bị nóng quá dẫn tới các sự cố như:

Kiểm tra nhiệt độ CPU là việc làm hết sức quan trọng với người dùng máy tính
  • Máy tính bị chậm, bị treo nên ảnh hưởng tới hiệu năng sử dụng.
  • Chập, cháy các vi mạch bên trong CPU.
  • CPU nóng quá tải lâu dài gây ảnh hưởng tới các thiết bị khác bên trong máy.
  • Máy tính bị lỗi màn hình xanh, tắt máy đột ngột, khởi động lại máy liên tục.

Thực tế, mỗi một CPU sẽ có khả năng chịu nhiệt khác nhau. Tùy thuộc vào loại CPU, hàng sản xuất, công nghệ sản xuất,… Thông số này được in ở mặt sau của CPU hoặc trên bao bì, vỏ hộp. Mọi người cũng có thể vào trang Web của hãng để tham khảo các thông số của CPU mình sở hữu. Mặc dù khả năng chịu nhiệt của CPU rất tốt, thế nhưng chúng ta chỉ nên duy trì ở mức độ thấp hơn so với thông số. Chỉ có như vậy mới đảm bảo thiết bị hoạt động ở trạng thái tối ưu.

Sự thay đổi nhiệt độ của CPU

Khi kiểm tra nhiệt độ CPU, chúng ta cũng phải chú ý đến trạng thái của thiết bị. Ở mỗi trạng thái hoạt động khác nhau, CPU thể hiện mức nhiệt khác nhau.

  • Nhiệt độ CPU khi nhàn rỗi: Là nhiệt độ chúng ta kiểm tra CPU khi máy tính chỉ mở và không có bất cứ tác vụ nào. Tức là máy tính hiển thị duy nhất màn hình.
  • Nhiệt độ ở trạng thái bình thường: Nhiệt độ này được ghi lại khi máy tính hoạt động và có một số tác vụ như: Kiểm tra nhiệt độ CPU khi chơi game, ảo hóa và chỉnh sửa Video.
  • Nhiệt độ tối đa: Đây là chỉ số nhiệt độ tối đa cho phép theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Tức là nhiệt độ cao nhất của CPU nhưng thiết bị vẫn hoạt động bình thường.

huong-dan-kiem-tra-nhiet-do-cpu

Nhiệt độ CPU tăng cao khiến cho máy tính bị chậm, treo và tắt nguồn
Theo như nghiên cứu, hiệu năng sử dụng của CPU bắt đầu giảm sút khi nhiệt độ đạt từ 98 đến 105 độ C. Do đó, việc kiểm tra nhiệt độ CPU trên win XP thường xuyên là rất cần thiết. Giúp người dùng biết khi nào cần giảm nhiệt cho CPU kịp thời. Bởi vì nhiệt độ tăng, hệ thống tự động giảm xung nhịp nhằm làm nguội bớt CPU. Từ đó, thao tác sẽ bị chậm, bị đơ. Nhiệt độ không giảm, vẫn tăng nhanh thì CPU tự động ngắt trạng thái hoạt động.

Các lý do khiến CPU bị tăng nhiệt độ nhanh chóng

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng CPU bị nóng quá tải. Đây cũng là trạng thái rất thường gặp đối với người dùng. Thực tế, những tình huống CPU tăng nhiệt nhẹ khó phát hiện. Chỉ khi chúng ta tiến hành kiểm tra nhiệt độ CPU online thì mới thấy sự thay đổi đó. Trường hợp nhiệt độ quá cao, lúc này thiết bị mới có vấn đề trục trặc, lỗi xử lý.

  • Lý do đầu tiên khiến CPU bị tăng nhiệt là do tản nhiệt hay ép xung bị hư hỏng. Đây là các yếu tố nhằm phát tán bớt nhiệt độ trên bề mặt, bên trong lõi của CPU.
  • Khô keo tản nhiệt được sử dụng trên bề mặt CPU. 
  • Có quá nhiều bụi bẩn bám vào linh kiện, khiến cho nhiệt độ không thể phân tán ra ngoài.
  • Nhiệt độ môi trường xung quanh quá cao, nhất là vào mùa hè. Ở môi trường, nhiệt độ cứ tăng khoảng 1 độ C thì trên CPU nhiệt độ cũng tăng theo tỷ lệ thuận. Thậm chí là tăng gấp rưỡi.
  • Bên trong thùng máy quá chật chội, khiến cho nhiệt độ cao lên. Vì thế, việc thiết kế thùng máy gọn gàng, thoáng đãng là cực kỳ quan trọng.
  • CPU chất lượng kém cũng có khả năng chịu nhiệt kém hơn.

cach-kiem-tra-nhiet-do-cpu

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến CPU tăng nhiệt độ nhanh chóng
Như vậy, hiểu rõ nguyên nhân khiến CPU bị tăng nhiệt thì chúng ta sẽ dễ dàng ngăn chặn hơn. Dù vậy, vẫn phải thường xuyên kiểm tra nhiệt độ CPU Win 10 để có hướng xử lý kịp thời. Ngăn chặn các sự cố xảy ra, khiến thiết bị hư hại, gián đoạn quá trình sử dụng.

>>> Phần mềm hữu ích khác:

  • Tổng hợp các phần mềm chuyển PDF sang Word hiệu quả nhất
  • Hướng dẫn sử dụng các phần mềm Download, tải nhanh nhất
  • CCleaner là gì? Cách sử dụng và tải download CCleaner nhanh nhất

Tổng hợp các phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU chính xác

Để biết CPU của mình có đang bị quá tải về nhiệt độ hay không, bắt buộc chúng ta phải tiến hành kiểm tra. Dưới đây là một số cách kiểm tra nhiệt độ CPU thông qua phần mềm tiện ích. Chúng sẽ giúp người dùng kiểm soát, phát hiện và xử lý kịp thời vấn đề này.

Phần mềm kiểm tra chính xác CPUID HWMonitor

CPUID HWMonitor được người dùng biết đến là phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU tối ưu nhất hiện nay. Công cụ này cho phép người dùng biết chính xác chỉ số nhiệt độ. Ngoài ra, chúng ta còn dễ dàng theo dõi nhiệt độ của một số phần cứng khác. Chẳng hạn như: Nhiệt độ RAM hay Main, Card màn hình, ổ cứng.

CPUID-HWMonitor-kiem-tra-nhiet-do-cpu

CPUID HWMonitor là phần ềm phục vụ miễn phí người dùng
CPUID HWMonitor phục vụ miễn phí cho người dùng trong mọi thời điểm. Cài đặt CPUID HWMonitor khá đơn giản, không mất nhiều thời gian và dung lượng.

Ứng dụng kiểm tra CPU Speccy

Thêm một phần mềm cho phép kiểm tra nhiệt độ CPU  laptop mà người dùng nên quan tâm đó chính là Speccy. Công cụ này được phát triển với mục đích kiểm tra mọi thông tin về phần cứng của máy. Trong đó, bao gồm cả thông số về nhiệt độ của CPU. Nhờ thế, người dùng biết được CPU của mình có bị quá tải về nhiệt độ hay không. Thiết kế giao diện của Speccy khá đơn giản. Bất cứ ai cũng có thể sử dụng mà không gặp khó khăn nào.

  • Tải về CPU Speccy miễn phí: Download

Kiểm tra nhiệt độ CPU với Core Temp

Core Temp được người dùng đánh giá rất cao về tính chính xác, thuận tiện. Công cụ này không chỉ đo nhiệt độ CPU chính xác mà còn có nhiều tính năng hấp dẫn. Đó là xác định mọi thông tin về CPU như là nguồn điện sử dụng, số nhân số luồng hay kiểu Socket. Vì được đầu tư kỹ lưỡng nên kết quả trả về có độ chính xác tối đa. Cảnh báo nhiệt độ CPU hỗ trợ chúng ta phát hiện sự cố nhanh chóng.

Phần mềm đo nhiệt độ của CPU SpeedFan

Nếu như không kiểm tra nhiệt CPU đúng cách, chúng ta rất dễ bỏ qua cảnh báo nguy hiểm. Việc này khiến cho thiết bị của bạn gặp nhiều trục trặc, thậm chí là hỏng hóc. SpeedFan là một trong các công cụ mà người dùng nên tham khảo.

phan-mem-kiem-tra-nhiet-do-cpu

SpeedFan giúp kiểm tra nhiệt độ CPU một cách chính xác
Không chỉ đưa ra thông số chính xác về nhiệt độ của CPU mà còn của ổ cứng, Card đồ họa. Dĩ nhiên, người dùng cũng có thể biết về tốc độ của quạt tản nhiệt thông qua công cụ này.

Đo nhiệt độ CPU bằng Real Temp

Giao diện của Real Temp cực kỳ đơn giản, không quá khó thao tác. Trên giao diện đó, công cụ thể hiện mức độ nhiệt của CPU. Đồng thời, cảnh báo cho người dùng biết xem chỉ số nhiệt độ có gây nguy hiểm cho thiết bị máy tính của mình hay không. Với thiết kế có thể thu nhỏ, người dùng vẫn có khả năng dùng cùng lúc nhiều tác vụ, bao gồm cả Real Temp. Đây là một trong những lựa chọn tốt cho người dùng, an toàn, hiệu quả và dễ dàng.

Nhiệt độ CPU tăng cao gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới hiệu năng sử dụng của thiết bị. Vì thế, việc kiểm tra nhiệt độ CPU sẽ giúp ngăn chặn sự cố mau chóng. Nên sử dụng các phần mềm hỗ trợ để thuận tiện hơn trong quá trình quản lý CPU của mình.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check Also
Close
Back to top button