Gift Code

Hình ảnh khó tin thuở sơ khai của game Việt 2 năm liền đánh bại hàng loạt bom tấn của cả Tencent lẫn Riot

Có lẽ vào thời điểm mà 111dots Studio quyết định phát triển Free Fire cách đây 4 năm cũng không thể ngờ có ngày đứa con tinh thần của mình lại có thể phát triển rực rỡ như ngày hôm nay. Dù Free Fire hiện tại không còn là sản phẩm như thuở ban đầu của 111dots Studio nữa mà đã hào nhoáng hơn, nhiều thứ phải nói đến hơn trong tay Garena, song cũng không nên phủ nhận cái gốc game Việt của tựa game này. Nếu như không có 111dots Studio thì có lẽ sẽ không có một Free Fire của Garena như ngày hôm nay. Đó có thể là một tựa game khác, hoặc là chẳng là gì.

Ý tưởng của Free Fire vào giai đoạn 111dots Studio quyết định xây dựng tựa game này, đơn giản là bởi cơn sốt quá lớn của trào lưu battle royale (sinh tồn) vào giai đoạn 2017. Đó là thời kỳ hoàng kim của PUBG và đây cũng là nguồn gốc tạo nên cơn sốt sinh tồn trên toàn cầu, từ nền tảng PC cho tới Mobile.

Hình ảnh khó tin thuở sơ khai của tựa game Việt hai năm liền khiến Tencent và Riot phải cúi đầu chịu thua - Ảnh 2.

Nếu PC thời điểm đó có PUBG, Apex Legends… thì Mobile có Rules of Survival, Fortnite và sau này là PUBG Mobile. Free Fire lúc ấy là quá nhỏ bé so với sức mạnh của Tencent với đứa con tinh thần PUBG Mobile, cũng chả là gì so với Rules of Survival với đồng tiền mà NetEase rót vào.

Hình ảnh khó tin thuở sơ khai của tựa game Việt hai năm liền khiến Tencent và Riot phải cúi đầu chịu thua - Ảnh 3.

Nhưng bước ngoặt tới khi Garena mua lại tựa game này và biến Free Fire trở thành một sản phẩm game sinh tồn toàn cầu trên nền tảng di động. Từ ý tưởng tạo nên một tựa game sinh tồn mang phong cách riêng như gameplay đơn giản với súng không có độ giật, đồ họa nhẹ nhàng cho tới thay đổi skin thì nâng sức mạnh súng hay tạo nên các lớp nhân vật, mỗi người lại có một bộ kỹ năng khác nhau… đã tạo nên một hình thù Free Fire khác biệt hoàn toàn so với phần còn lại.

Hình ảnh khó tin thuở sơ khai của tựa game Việt hai năm liền khiến Tencent và Riot phải cúi đầu chịu thua - Ảnh 4.

Chính những thứ khác biệt ấy đã khiến cho Free Fire thành công tại nhiều thị trường như Brazil, Ấn Độ và đương nhiên là cả Việt Nam. Đâu phải ngẫu nhiên tựa game này thường xuyên nằm trong Top 10 game có doanh thu cao nhất hàng tháng và ký hợp đồng hợp tác với toàn bom tấn thế giới như Ronaldo?

Hình ảnh khó tin thuở sơ khai của tựa game Việt hai năm liền khiến Tencent và Riot phải cúi đầu chịu thua - Ảnh 5.

Tất nhiên, Free Fire bây giờ cũng không còn là sản phẩm giống như thuở ban đầu, ngày mà 111dots Studio giới hạn lượng người vào đăng nhập nữa. Nhưng dù sao, sản phẩm hai năm liền chiến thắng tại Esports Awards cũng đã đánh bại những Call of Duty Mobile, PUBG Mobile, Liên Quân Mobile và mới đây là cả Liên Minh: Tốc Chiến. Dù nhiều người cho rằng, Esports Awards cũng không phải là một giải thưởng gì danh giá cho lắm. Thế nhưng, việc gạt bỏ đi thành công của Free Fire như 1 tỷ lượt tải Google Play, hàng tỷ USD doanh thu… thì có lẽ game thủ Việt đã quá định kiến đến mức… “phủ nhận sạch trơn” mất rồi.


Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button