Gift Code

Game bị phê phán vì bạo lực và án mạng, cơn ác mộng đen tối 1 thập kỷ trước liệu có quay lại?

Mới đây thôi, cộng đồng game thủ bỗng nhiên lo lắng bởi chương trình “Đối diện – Dọn rác không gian mạng” đã lên án nhiều nội dung không lành mạnh trên mạng xã hội thời gian vừa qua. Trong đó, game cũng được nhắc tới trong khoảng chừng 30 giây ngắn ngủi. Tuy nhiên, thời lượng đó đủ để nhắc đến một khía cạnh mà bao nhiêu năm nay, truyền thông đại chúng và dư luận xã hội vẫn luôn nói tới: Bạo lực.

Chương trình có nói: “Tràn lan game bạo lực trên các nền tảng giải trí. Chỉ khoảng một năm qua, có hàng chục án mạng giết người mà thủ phạm là các thanh thiếu niên nghiện game, học theo các trò chơi trên mạng”. Theo TS Mai Anh Tuấn (Đại học Văn hóa Hà Nội) “Nó không chỉ là sai lầm ở trong một khoảnh khắc ngắn, mà nó có thể gây ra những hệ lụy lâu dài, bởi vì những nội dung ấy có thể tồn tại, thậm chí phát triển trên các kênh YouTube khác nhau. Điều này khiến cho nỗ lực giáo dục đạo đức, giáo dục về nhân cách trong nhà trường bị chênh vênh“.

Game bị VTV lên án vì bạo lực và nghiện game, cơn ác mộng đen tối 1 thập kỷ trước liệu có quay lại? - Ảnh 2.

Điều này khiến cho nhiều game thủ kỳ cựu bỗng nhiên nhớ về một thời kỳ đen tối và khốc liệt bậc nhất lịch sử làng game Việt. Đó là vào năm 2011, cách đây tròn 10 năm, hàng loạt các NPH và game online đã bị dư luận xã hội lên án vì tính bạo lực, dẫn đến một cuộc đóng cửa mang tính “domino” mà trong đó không thiếu những tựa game nổi tiếng và các ông lớn phát hành.

Cần phải nhắc lại một chút, vào năm 2009, thị trường game có doanh thu vào khoảng 2.000 tỷ VNĐ, gấp 18 lần so với các thị trường như Singapore và bốn lần so với Thái Lan. Nhưng trong năm 2010 và 2011, số liệu thống kê trở nên “đen tối” đến mức không có một tổ chức nào dám tiên liệu vào thời điểm đó.

Game bị VTV lên án vì bạo lực và nghiện game, cơn ác mộng đen tối 1 thập kỷ trước liệu có quay lại? - Ảnh 3.

Đó cũng là giai đoạn chứng kiến nhiều tựa game lớn phải đóng cửa như Biệt Đội Thần Tốc hay Đặc Nhiệm Anh Hùng. Nhiều ông lớn như SaigonTel, VDC-Net2E, Quang Minh DEC (DECO) không dám phát hành một sản phẩm nào mới vì e sợ không vượt qua được kiểm duyệt về mặt nội dung.

Nên nhớ rằng, đây cũng là thời điểm đánh dấu sự đi xuống của một trong số những ông lớn của làng game Việt là FPT Online mà sản phẩm gần như phát sáng cuối cùng chính là Tây Du Ký Online vào năm 2011. Nhưng chỉ 3 năm sau, FPT Online tuyên bố dừng cuộc chơi khi lần lượt đóng cửa MU Online, mất Thiên Long Bát Bộ vào tay của VNG.

Game bị VTV lên án vì bạo lực và nghiện game, cơn ác mộng đen tối 1 thập kỷ trước liệu có quay lại? - Ảnh 4.

Tuy nhiên, đó là câu chuyện của 10 năm trước, còn hiện tại, mọi thứ chắc chắn sẽ không “đen tối” giống như năm 2011. Bởi lẽ, dù bị lên án về tính bạo lực song các phương tiện truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đã có góc nhìn cởi mở hơn về game. Nhiều sản phẩm Esports đã được đưa tin trên các bản tin Thể thao của VTV, đồng thời game cũng đã trở thành một ngành nghề để người chơi có thể kiếm sống, từ việc trở thành tuyển thủ cho tới streamer…

Game bị VTV lên án vì bạo lực và nghiện game, cơn ác mộng đen tối 1 thập kỷ trước liệu có quay lại? - Ảnh 5.

Do vậy, quan trọng nhất chính là việc NPH có thể kiểm soát và giới hạn tối đa được lượng người chơi “nhỏ tuổi” truy cập vào các sản phẩm yêu cầu từ 18+ trở lên, thì chắc chắn vấn đề sẽ được “nhẹ nhàng” hơn rất nhiều. Hy vọng rằng, điều này sẽ sớm trở thành hiện thực để những lo ngại của xã hội về “nghiện game” của giới trẻ sẽ thuyên giảm đi ít nhiều và có một tương lai tươi sáng hơn cho cộng đồng game thủ nước nhà.

Vẽ tướng ra vở ô li, game thủ “học sinh” hù ma cộng đồng Liên Quân: Chúa tể design, vị thần phác họa


Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button