Tin Tức

Cha đẻ của ETH đưa ra sáng kiến khóa vật phẩm trong game NFT như WoW, cộng đồng game thủ rần rần phản đối Thế thì chơi làm gì

Năm 2021 có thể coi là một trong những cột mốc đánh dấu sự bùng nổ của làng game NFT trên thế giới. Kể từ sau thành công của Axie Infinity, người người, nhà nhà, ở bất cứ đâu, thuật ngữ game NFT cũng đều được nhắc tới và nhận sự quan tâm sâu sắc từ phía cộng đồng mạng. Tới mức mà không ít game thủ còn coi game NFT như “cần câu cơm”, một loại hình kinh doanh, đầu tư của mình. Thế nhưng, điều này, vô hình chung lại làm mất đi chính “bản ngã” và mục đích ra đời của các vật phẩm NFT – điều vừa được chính Vitalik Buterin – đồng sáng lập của blockchain Etherum thừa nhận.

Vitalik Buterin – nhân vật rất nổi tiếng trong lĩnh vực tiền ảo và game NFT

Cụ thể, theo ý kiến của Vitalik, các vật phẩm NFT có đặc tính dễ nhận ra nhất nằm ở khía cạnh chúng là một, là duy nhất và không thể bị sao chép, copy theo nhiều hình thức khác nhau. Thế nhưng, trong năm 2021, đa số các tựa game NFT lại mở ra với cơ chế Play to Earn, nơi mà người chơi có thể thoải mái gia tăng thu nhập thông qua việc giao dịch các vật phẩm, thú cưng, pet theo định dạng NFT của mình. Như ý của Vitalik, điều này làm mất đi phần nào bản chất của vật phẩm NFT và theo ông, các developer nên cân nhắc tới việc tạo ra các NFT “khóa cứng”, tức là không thể giao dịch và gắn chặt với người sở hữu như nhiều tựa game online, nổi bật là World of Warcraft đang áp dụng.

Cha đẻ của ETH đưa ra sáng kiến khóa vật phẩm trong game NFT như WoW, cộng đồng game thủ rần rần phản đối Thế thì chơi làm gì - Ảnh 2.

Trong World of Warcraft, có rất nhiều vật phẩm khóa không thể giao dịch

Theo lời của Vitalik, điều này sẽ góp phần khẳng định tính độc nhất cho chủ sở hữu của các vật phẩm NFT. Dù vậy, với cộng đồng người chơi của dòng game này, đây có thể coi là một ý tưởng tồi tệ khi chắc chắn, nó sẽ ảnh hưởng cực kỳ nhiều tới doanh thu của những game thủ, khi mà giao dịch NFT được coi là điểm mấu chốt để người chơi có “lãi” từ các tựa game NFT. Theo ý kiến của nhiều game thủ, điều này chắc chắn không nên xuất hiện trong các tựa game NFT, hoặc nếu có thì hạn chế vì sẽ làm giảm đi tính hấp dẫn, thu hút của tựa game và khiến chúng chẳng khác gì các tựa game truyền thống. Nặng nề hơn, chẳng ít người còn lên án ý kiến này và cho rằng như vậy thì “chơi làm gì cho mệt”.

Cha đẻ của ETH đưa ra sáng kiến khóa vật phẩm trong game NFT như WoW, cộng đồng game thủ rần rần phản đối Thế thì chơi làm gì - Ảnh 3.

Hiện tại, không thể không công nhận sức hút của các tựa game NFT. Dù vậy, chúng cũng đang tạo ra khá nhiều những ý kiến trái chiều ngay trong cộng đồng game thủ.

Những thông tin về tiền mã hóa (cryptocurrency), hay thường được gọi là “tiền ảo” chưa được pháp luật công nhận tại VN. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không có giá trị khuyến nghị đầu tư. GameFi (viết tắt của Game + Finance) là thuật ngữ chỉ các trò chơi trên blockchain kết hợp yếu tố tài chính. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không có giá trị khuyến nghị đầu tư.Gạ kèo solo AOE IV, hai streamer “quần thảo” 56 tiếng bất phân thắng bại, thi nhau ngủ gật trên sóng vẫn không ai chịu thua

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button