Hướng Dẫn Chơi

Cẩm nang kiến thức Dota 2 cho người mới chơi

Được đánh giá là một trong những tựa game “cha đẻ” của dòng game Moba hiện nay, Dota 2 sở hữu hàng loạt những tính năng cơ bản của Liên Minh Huyền Thoại, Liên Quân Mobile, Củ hành 3Q… Đó cũng chính là những yếu tố giữ chân những người chơi lâu năm và thu hút các game thủ mới. Trong bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu về cẩm nang kiến thức Dota 2 cho người mới chơi.

Dota 2 cho người mới chơi

Một vài nét về Dota 2

Dota 2 là trò chơi trực tuyến với nhiều người cùng tham gia trong một ván đấu. Đây cũng là khái niệm ra đời của định nghĩa “game Moba”. Tựa game này được phát triển dựa trên một bản Mod của Warcraft 3: The Frozen Throne. Trò chơi này được ra mắt năm 2010 bởi Game Informer. Ngay sau đó, nó nhanh chóng chiếm được cảm tình của cộng đồng game thủ và phát triển với mức độ chóng mặt.

Bước vào một trận đấu trong Dota 2, bạn sẽ giữ vai trò là một triệu hồi sư, điều khiển một trong những vị tướng mà mình sở hữu với 2 hình thức cơ bản là hỗ trợ và cốt lõi. Mục tiêu chiến thắng cũng giống với tất cả các tựa game Moba khác – Phá huỷ hoàn toàn nhà chính – công trình nằm ở vị trí sâu nhất bên phía bản đồ của đối phương, được bảo vệ bởi hàng loạt công trình phòng thủ khác.

Trong quá trình chơi, các thao tác của bạn sẽ là hoàn toàn tự do, giống như các tựa game Moba thông thường khác. Vì vậy khả năng tư duy, xử lí tình huống và thao tác nhanh nhẹn đều có thê được thực hiện một cách trơn tru. Đó chính là một trong những yếu tố thu hút người chơi nhất.

Cẩm nang cho người chơi Dota 2

Nếu là một người chơi đã chán nản với những tựa game quá nhàm chán hiện nay thì Dota 2 có thể sẽ đem lại cho bạn một luồng gió mới với sự độc đáo riêng của nó. Không có đồ hoạ hay hệ thống âm thanh sống động, cuốn hút nhưng món ăn tinh thần này vẫn luôn chiếm vị trí khá cao trong các bảng xếp hạng. Cẩm nang Dota 2 cho người mới chơi sẽ được trình làng ngay sau đây:

Các thuật ngữ trong Dota 2

Một số thuật ngữ trong Dota 2 cũng là một thứ nên học để bạn có thể giao tiếp tốt hơn với các người chơi khác bao gồm:

  • Ss: skill thứ 4 – chiêu cuối
  • Nx: Farm, dọn dẹp quái rừng
  • Roam: Di chuyển từ đường xuống các khu vực khác để hỗ trợ đồng đội.
  • Buff: Sử dụng skill lên đồng đội để gia tăng sức mạnh hoặc cung cấp hiệu ứng cho họ.
  • Lane: các đường chính trên bản đồ
  • Flash Farm: Chỉ hành động dọn lính nhanh.
các thuật ngữ trong dota 2
Thuật ngữ vô cùng quan trọng trong Dota

Vai trò của các vị trí trong team

Dota 2 là tựa game có lối chơi rất tự do và linh hoạt tuỳ thuộc vào cách người chơi muốn trải nghiệm nó. Vậy nên, nhà sản xuất chia tổng số tướng thành các vị trí và vai trò khác nhau để quá trình trải nghiệm của game thủ được đa dạng và thú vị hơn. Cụ thể:

Hard Carry:

Có thể nói người chơi vị trí Hard Carry gánh trên vai nhiệm vụ nặng nề nhất là liên tục farm tiền để gia tăng sức mạnh cho bản thân, trở nên vượt trội, áp đảo kẻ địch trong giai đoạn sau của trận đấu và đưa cả team tới chiến thắng vinh quang.

Vị trí hỗ trợ (support):

Đây là một trong những vị trí khá là khó chơi mặc dù không quá mạnh mẽ. Công việc của bạn là bảo vệ xạ thủ cho tới khi họ đạt được ngưỡng sức mạnh và đủ trưởng thành để gánh team với lượng sát thương khổng lồ.

Tanker:

Tanker là tấm khiên vững chắc nhất cho cả đội với sức chống chịu vô cùng đáng nể, có thể được lựa chọn ở các vị trí đi rừng, đi đường và cả hỗ trợ nữa đấy.

Bài viết đọc nhiều: ✅ Danh sách các tướng dễ chơi trong Dota 2

Mid Lane:

Đây là vị trí rất quan trọng với lượng sức mạnh vô cùng cần thiết cho cả team tại mọi thời điểm, là nguồn sát thương chủ lực kết hợp với xạ thủ để càn quét kẻ địch nhanh chóng.

Offlane:

Vị trí này không chỉ yêu cầu tư duy cá nhân và hỗ trợ đồng đội tốt mà còn cần tới chất tướng có khả năng trụ đường để đối đầu với các chiến thuật trilane sáng tạo của kẻ địch.

Pusher:

Pusher được biết tới như là các tướng đường đơn với khả năng tay đôi tốt và đẩy đường nhanh chóng. Và độ linh hoạt cũng sẽ là yếu tố rất cần thiết để họ có thể thoát đi những tình huống tiếp cận của đối phương mỗi khi bị gank.

Một số vai trò phụ trong Dota tuy không được đánh giá quá cao nhưng lại có hiệu quả cực kì đặc biệt trong game, thích hợp để biến đổi linh hoạt trong các tình huống bất ngờ giữa những kèo đấu, bao gồm: Offlaner, Semi-carry hay Roamer

bản đồ chi tiết trong dota 2
Bản đồ chi tiết trong Dota 2

Bạn vừa theo dõi cẩm nang Dota 2 cho người mới chơi. Bài viết này tổng hợp những thông tin cơ bản nhất, đặc biệt cần thiết với các game thủ vừa bước chân vào, chưa có nhiều kinh nghiệm chinh chiến và chưa quen với các điểm độc đáo trong lối chơi của Dota 2.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button