Truyện FULL

Thành Long không chỉ là biểu tượng võ thuật Trung Hoa mà còn là cảm hứng sáng tác cho nhiều mangaka nổi tiếng

Thành Long không chỉ là một ngôi sao điện ảnh có ảnh hưởng lớn ở Châu Á mà các bộ phim võ thuật ông đóng còn đem lại cảm hứng lớn cho nhiều họa sĩ vẽ manga nổi tiếng vào thập niên 70-90.

    Diễn viên Thành Long là một trong những nhân vật điện ảnh nổi tiếng có tầm ảnh hưởng trên thế giới, không chỉ được lưu danh trên đại lộ danh vọng Hollywood mà ông còn được giới thiệu nhiều trong các sản phẩm ăn theo như video game, phim hoạt hình và manga.

    Thời trẻ, bộ phim Túy Quyền của Thành Long đã gây bão ở thị trường Nhật Bản và trở thành niềm cảm hứng cho các họa sĩ vẽ manga ở thập niên 70 tới 90. Với khuôn mặt ưa nhìn, phong cách chiến đấu hài hước và sử dụng vũ khí linh hoạt, Thành Long tạo nên biểu tượng võ thuật riêng , đem lại tiếng cười cho người xem.

    Vào thập niên 80, Thành Long đã tới Nhật Bản giao lưu và trò chuyện với họa sĩ Toriyama Akira (cha đẻ bộ truyện Dragon Ball), thậm chí hai người đã trở thành bạn tốt của nhau. Ngoài ra nam diễn viên còn trở thành thần tượng mới của giới trẻ, liên tiếp lên bìa tạp chí manga, thời trang và phim ảnh. NXB Shogakukan còn ưu ái dành hẳn cả một bộ manga kể về cuộc đời phiêu bạt của Thành Long nữa, do họa sĩ Sakaoka Noboru minh họa.

    Bên cạnh đó những bộ phim và võ thuật Thành Long đóng như Túy Quyền (Võ Say), Xà Quyền trong loạt phim Túy Quyền, Xà Hình Điêu Thủ đã được các họa sĩ đưa vào những manga hành động, võ thuật ở Nhật như Cậu Bé Giỏi Võ, Bát Cực Quyền, Dragon Ball, Kenji và ½ Ranma. Tất cả những điều này đã cho thấy Thành Long không chỉ có sức ảnh hưởng trong thế giới điện ảnh mà còn cả manga nữa.Thành Long không chỉ là biểu tượng võ thuật Trung Hoa mà còn là cảm hứng sáng tác cho nhiều mangaka nổi tiếng - Ảnh 2.

    Ranma sử dụng Túy Quyền khi đấu với Tatewaki Kuno trong ½ RanmaThành Long không chỉ là biểu tượng võ thuật Trung Hoa mà còn là cảm hứng sáng tác cho nhiều mangaka nổi tiếng - Ảnh 3.

    Trong phim Túy Quyền, hình ảnh sư phụ Tô Khất Di ép Hoàng Phi Hồng khổ luyện võ công trở thành cảnh phim kinh điển, được các họa sĩ manga vẽ lại nhiều nhất.Thành Long không chỉ là biểu tượng võ thuật Trung Hoa mà còn là cảm hứng sáng tác cho nhiều mangaka nổi tiếng - Ảnh 4.

    Manga Kenji tái hiện các chiêu thức võ thuật của Thành LongThành Long không chỉ là biểu tượng võ thuật Trung Hoa mà còn là cảm hứng sáng tác cho nhiều mangaka nổi tiếng - Ảnh 5.

    Họa sĩ Scarlet Beriko vẽ cảnh Minori đi học bấm huyệt từ sư phụ Trung Quốc dựa trên Túy Quyền.Thành Long không chỉ là biểu tượng võ thuật Trung Hoa mà còn là cảm hứng sáng tác cho nhiều mangaka nổi tiếng - Ảnh 6.

    Họa sĩ Sakaoka Noboru, cha đẻ của manga The Gorila (hình trên) đã vẽ manga tự truyện về ngôi sao Kung Fu Thành Long (hình dưới) cho NXB Shogakukan vào thập niên 80.Thành Long không chỉ là biểu tượng võ thuật Trung Hoa mà còn là cảm hứng sáng tác cho nhiều mangaka nổi tiếng - Ảnh 7.

    Kế Hoạch A của Thành Long chuyển thể thành mangaThành Long không chỉ là biểu tượng võ thuật Trung Hoa mà còn là cảm hứng sáng tác cho nhiều mangaka nổi tiếng - Ảnh 8.

    Phim Thợ Săn Thành Phố (City Hunter) 1993 cũng được quảng bá trên một manga khácThành Long không chỉ là biểu tượng võ thuật Trung Hoa mà còn là cảm hứng sáng tác cho nhiều mangaka nổi tiếng - Ảnh 9.

    Thành Long về già vẫn tham gia quảng cáo game cho công ty Square EnixThành Long không chỉ là biểu tượng võ thuật Trung Hoa mà còn là cảm hứng sáng tác cho nhiều mangaka nổi tiếng - Ảnh 10.

    Họa sĩ Hagio Moto vẽ tranh cho tạp chí manga, dựa trên nhân vật Thành Long đóng trong phimThành Long không chỉ là biểu tượng võ thuật Trung Hoa mà còn là cảm hứng sáng tác cho nhiều mangaka nổi tiếng - Ảnh 11.

    Thành Long là người mẫu cho các tạp chí thời trang, phim ảnh

    Cre: Từ Lãng/ Maybe You Can’t Stop Reading It


Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button