Thủ Thuật Công Nghệ

Phân tích chi tiết về công nghệ Oled: về cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Không phải ai cũng hiểu rõ công nghệ Oled là gì? Ưu nhược điểm ra sao này cũng như những ứng dụng của nó thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Công nghệ Oled là gì?

Oled là viết tắt của “Organic Light-Emitting Diode” tức là “Diode phát quang hữu cơ”. Công nghệ Oled sử dụng các tấm vật liệu làm từ hợp chất hữu cơ, và các điểm trên tấm nền này sẽ tự động phát sáng khi có dòng điện chạy qua, mang lại khả năng tái tạo hình ảnh rõ nét với độ sáng cao. Tuy nhiên, những điểm này sẽ tự động tắt khi không cần sử dụng nên công nghệ này giúp tiết kiệm điện năng rất đáng kể. Vì thế, bạn có thể tìm kiếm mẫu tivi sở hữu công nghệ tiên tiến này để trải nghiệm mọi tiện ích, ứng dụng thú vị mang lại.
Công nghệ Oled là gì và những ứng dụng của nó.
Công nghệ Oled là gì và những ứng dụng của nó. (Nguồn: Tinhte)
Công nghệ màn hình Oled ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau. Vậy cấu tạo của một màn hình Oled gồm những gì?

2. Cấu tạo của một màn hình Oled

Các Diode phát quang hữu cơ trên tấm nền Oled là một thiết bị bán dẫn dạng rắn có độ dày trong khoảng 100-500 nanomet.

Một tấm nền màn hình Oled gồm các phần sau:

Tấm nền: Thường được làm từ nhựa trong hoặc thủy tinh, nhiệm vụ chính của nó là chống đỡ cho các phần khác của màn hình Oled.
Anode: Hay còn gọi là anot (cực dương) sẽ tạo ra các lỗ trống mang điện dương mỗi khi dòng điện chạy qua thiết bị.
Lớp dẫn hữu cơ: Phần này gồm có lớp dẫn và lớp phát sáng. Lớp dẫn có nhiệm vụ truyền tải các lỗ trống từ cực dương (anot), còn lớp phát sáng có nhiệm vụ truyền tải các electron từ cực âm (cathode).
Cathode: Hay còn gọi là Catot hoặc cực âm sẽ tạo ra electron mỗi khi có dòng điện chạy qua thiết bị.
Cấu tạo màn hình Tivi Oled so với Tivi Led.
Cấu tạo màn hình Tivi Oled so với Tivi Led. (Nguồn:Techland.com.vn)
Công nghệ màn hình Oled hiện chưa phổ biến vì chi phí sản xuất tấm nền màn hình Oled cao cùng tỷ lệ hư hỏng khi sản xuất lớn.

3. Nguyên lý hoạt động của công nghệ Oled

Quá trình phát sáng của các Diode phát quang trong tấm nền Oled được gọi là sự phát lân quang điện tử. Tiến trình này diễn ra khá phức tạp với trình tự như sau:
Sau khi dòng điện chạy qua từ nguồn điện, một dòng các electron sẽ chạy từ cực âm qua các lớp hữu cơ tới cực dương
Tiếp đó, tại biên giới giữa lớp phát quang và lớp dẫn, các electron sẽ gặp các lỗ trống, theo vật lý lượng tử, khi electron gặp một lỗ trống, nó sẽ tái hợp với lỗ trống này và tạo nên năng lượng dưới dạng một photon ánh sáng. Từ đó tấm nền Oled sẽ phát ra ánh sáng

4. Ưu nhược điểm của công nghệ Oled

Ưu điểm:

Khả năng hiển thị tuyệt vời : Tấm nền Oled có các điểm ảnh tự động bật tắt một cách độc lập nhờ đó màn hình Oled thể hiện màu đen gần như tuyệt đối, cũng vì thế mà những màu sắc khác được tái hiện một cách rực rỡ và sống động, cùng độ tương phản rất ấn tượng, điều này dễ dàng nhận thấy trên công nghệ tivi Oled của các hãng lớn TV LG hay thương hiệu tivi Sony.
Góc nhìn cực rộng: Công nghệ này cho phép người sử dụng quan sát hình ảnh ở các góc khác nhau lên tới xấp xỉ 180 độ mà không có sự thay đổi về màu sắc cũng như chất lượng hiển thị như các dòng tivi khác.
Dễ dàng tùy biến: Công nghệ Oled giúp các nhà sản xuất dễ dàng tạo ra các mẫu màn hình tivi thông dụng nhất hiện nay như: màn hình cong hoặc màn hình phẳng rất linh hoạt
Mỏng và nhẹ: Oled không cần sử dụng hệ thống bóng đèn nền nên các tấm nền được sản xuất theo công nghệ này thường sẽ rất mỏng và nhẹ hơn so với các công nghệ khác như Led hay LCD.
Tiết kiệm điện năng: Đây là một điểm quan trọng đặc biệt đối với các thiết bị sử dụng pin vì nó giúp tăng thời gian sử dụng mà vẫn đảm bảo chất lượng hiển thị.
Màn hình Tv Oled có thể uốn cong .
Màn hình Tv Oled có thể uốn cong . (Nguồn: techsignin.com)

Nhược điểm

Chi phí sản xuất cao: Do quá trình sản xuất khá phức tạp và tỷ lệ lỗi khá cao nên giá thành của sản phẩm sử dụng công nghệ Oled thường rất cao.
Tuổi thọ thấp hơn so với công nghệ Led: Nguyên nhân là do tấm nền Oled rất dễ hỏng khi gặp nước và chất liệu được sử dụng để sản xuất tấm vật liệu hữu cơ của Oled có tốc độ thoái hóa nhanh theo thời gian.
Ưu và nhược điểm của công nghệ Oled cũng là một điểm quan trọng khi nói đến công nghệ Oled là gì?

5. Ứng dụng của công nghệ Oled

Vì sự vượt trội trong chất lượng hiển thị cũng như dễ dàng tùy biến trong thiết kế, công nghệ Oled được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau, điển hình là các màn hình tivi Oled chất lượng và gần đây nhất là màn hình điện thoại iphone X của Apple. Điện thoại có thể gập lại được đang là xu hướng mới trong tương lai và màn hình Oled lại hoàn toàn có thể uốn cong được nên đây sẽ là một xu hướng đầy hứa hẹn trong tương lai.
Công nghệ Oled được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Công nghệ Oled được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. (Nguồn: Internet)
Hy vọng với những thông tin mà Useful cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ công nghệ Oled là gì và có thêm kinh nghiệm để lựa chọn những mẫu sản phẩm được làm từ công nghệ Oled sắp tới.

#Xem thêm một số bài viết về :Phân tích chi tiết về công nghệ Oled: về cấu tạo và nguyên lý hoạt động

  • Top 14 máy in ảnh đẹp nhất 2020 cho văn phòng chuẩn màu giá từ 3tr
  • 13 màn hình máy tính dưới 3 triệu tốt nhất cho dân văn phòng, game thủ
  • 10 màn hình máy tính dưới 4 triệu tốt nhất cho dân văn phòng, thiết kế
  • Top 10 bàn phím cơ dưới 1 triệu phím êm nhạy cho dân văn phòng
  • Top 5 máy in ảnh cho điện thoại bỏ túi tốt nhất 2022 giá rẻ từ 2 triệu

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button