Tin Tức

Nữ sinh phản đối gay gắt đưa Esports vào Olympic: Đừng tạo cớ cho trẻ em nghiện game!

Với những luận điểm cho rằng phát triển Esports sẽ tạo ra nhiều rủi ro trong xã hội và khiến thế hệ trẻ nghiện game bất chấp, phần tranh luận của nữ sinh đang tạo nên nhiều tranh cãi.
Tin hot
LMHT: Ra mắt skin Pháo Hoa rực rỡ chào mừng Tết Nguyên Đán 2022

Tin hot

Top 6 thể loại game từng phổ biến nhưng đã thoái trào ở Việt Nam

Tin hot

LMHT: Riot hé lộ tướng mới, Tia Chớp Vùng Zaun – Zeri

Vào ngày 15/2, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đã thông báo kế hoạch chiến lược mang tên “OLYMPIC AGENDA 2020+5”, bao gồm 15 hoạt động được đề xuất quan trọng nhất của hội 5 năm tới. Trong đó, đề xuất thứ 9 rất được cộng đồng Esports thế giới quan tâm có nội dung như sau: “Khuyến khích phát triển thể thao thực tế ảo và tương tác gần gũi hơn nữa với các cộng đồng trò chơi điện tử”.

Nếu mọi thứ đều thuận lợi, đây sẽ là một bước tiến mới cho Esports bởi có mặt trong Olympic là điều chưa hề có tiền lệ. Và vì trước đây, Olympic nhận định Esports mang yếu tố không phù hợp với tiêu chí thể thao, thế nên quyết định này cũng đã nhận được khá nhiều tranh luận.

https://www.youtube.com/watch?v=gOEgvGsy4iQ

Chủ đề này cũng được đưa vào Trường Teen – sân chơi tranh luận hùng biện dành cho học sinh THPT toàn quốc phát sóng trên VTV7. Phản đối việc đưa Esports thành một môn thi đấu chính thức tại Đại hội thể thao thế giới Olympic, một nữ sinh đã đưa ra những lý do đầy gay gắt để bảo vệ quan điểm của mình.

Có thể bạn muốn xem: Esports chính thức có mặt ở Asian Games 2022, khả năng cao có LMHT

Nữ sinh cho rằng việc phát triển thể thao điện tử sẽ tạo ra nhiều rủi ro trong xã hội và khiến Olympic bị thụt lùi, mất đi một số lượng khán giả lớn. Không chỉ vậy, nữ sinh còn cho rằng quyết định này cũng sẽ tạo một cái cớ để giới trẻ bao biện cho việc nghiện game của mình và gây ảnh hưởng nặng nề đến dự định nghề nghiệp của giới trẻ.

‘Điều này dẫn đến việc họ sẵn sàng đánh đổi tất cả để theo đuổi nó một cách chuyên nghiệp. Thế còn những bạn trẻ chưa chín chắn để nghĩ về tương lai thì sao? Họ muốn làm những gì vui trong khoảnh khắc nhất thời, cho nên số đông các bạn là những người thích chơi game, cho nên thể thao điện tử vào Olympic sẽ tạo cái cớ cho chúng chơi game, dẫn đến sự tăng trưởng của việc nghiện game’, nữ sinh lập luận.

Phần tranh biện của nữ sinh đã nhận về nhiều ý kiến trái chiều khi cho rằng cô bé đang có một cái nhìn khá tiêu cực về Esports, nhất là khi bộ môn thể thao này đang dần có cho mình chỗ đứng ngang hàng với thể thao truyền thống. Lập luận về việc ảnh hưởng nặng đến tư duy và tạo cái cớ để nghiện game cũng bị nhóm ủng hộ phản biện lại rằng Esports chuyên nghiệp luôn đi kèm với huấn luyện viên và đội ngũ hậu cần rõ ràng để đảm bảo mọi thứ cân bằng và hiệu quả chứ không thể nói dối dễ dàng để qua mặt phụ huynh:

“Chúng tôi đã nói là cần có huấn luyện viên và cả đội ngũ hỗ trợ trong việc cân bằng bữa ăn và tập luyện cho các tuyển thủ. Bởi vậy, trẻ em không thể nói dối bố mẹ rằng chúng đang đại diện cho quốc gia trong đại hội Olympic để lấy cớ chơi game”

Hiện tại, Esports đang dần có những bước phát triển vượt bậc khi không chỉ được phát trên sóng truyền hình mà còn là bộ môn tranh tài trong SEA Games. Esports cũng đã chính thức được góp mặt ở Asian Games 2022 được tổ chức tại Hàng Châu, Trung Quốc như là một bộ môn tranh huy chương, ngang tầm với những môn thể thao khác như cờ vua, được gọi là “thể loại trí tuệ”.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button