Tư Vấn

Những lưu ý khi tự đăng ký xe ô tô mới trong năm 2020

Sau khi sở hữu ô tô, bất kỳ ai cũng phải trải quá trình đăng ký xe. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các bước, các quy trình khi làm thủ tục đăng ký. Từ đó dẫn đến việc mất rất nhiều thời gian.

Vì thế, Muaxegiatot.vn xin gửi đến quý khách hàng những lưu ý để có thể hoàn thành quá trình đăng ký ô tô mới nhanh nhất trong năm 2020.

Bước 1: Đóng thuế trước bạ

Lưu ý về nơi đóng thuế trước bạ

  • Nếu tên đăng ký xe là cá nhân, quý khách hàng sẽ nộp thuế trước bạ tại Chi cục thuế Quận/Huyện nơi có hộ khẩu thường trú.
  • Nếu tên đăng ký xe là công ty tư nhân, nơi nộp thuế trước bạ là Chi cục thuế Quận/Huyện nơi có giấy phép đăng ký kinh doanh.

Mức đóng thuế trước bạ năm 2020:

Đối tượng Nơi đăng ký Mức đóng thuế trước bạ năm 2020
Chủ xe con Hà Nội, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Quảng Ninh, Hải Phòng, Cần Thơ 12%
Hà Tĩnh 11%
TP.Hồ Chí Minh 10%
Chủ xe bán tải Hà Nội 7,2%
Tỉnh/thành khác 6%

Khi đến cơ quan thuế, quý khách hàng sẽ được hướng dẫn các thủ tục và tờ khai chi tiết. Sau khi hoàn tất các thủ tục và đóng thuế trước bạ, cơ quan thuế sẽ đưa cho người mua xe biên lai chứng nhận và toàn bộ hồ sơ gốc.

Để tránh trường hợp thiếu giấy tờ gây mất thời gian, trước khi đến cơ quan thuế nộp thuế trước bạ. Khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Hoá đơn mua bán giữa đại lý và người mua xe (Bản gốc).
  • Hoá đơn mua bán giữa đại lý và nhà sản xuất (Bản gốc).
  • Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe do nhà sản xuất cung cấp (Bản gốc).
  • Căn cước công dân/CMND và Hộ khẩu nếu người mua xe là cá nhân (Photo).
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh nếu người mua xe là công ty tư nhân (Photo).

Bước 2: Đăng ký xe ô tô

dang-ky-xe-oto

Sau khi có biên lai chứng nhận tại cơ quan thuế đã đóng thuế trước bạ và toàn bộ hồ sơ gốc. Quý khách hàng sẽ đến trụ sở Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ tại địa phương nơi cư trú để tiền hành đăng ký xe ô tô.

Quý khách hàng cần tuân thủ những trình tự sau đây để việc đăng ký diễn ra thuận lợi và nhanh chóng nhất:

  1. B1: Nộp hồ sơ
  2. B2: Chờ kiểm tra xe
  3. B3: Nộp lệ phí đăng ký
  4. B4: Bấm biển số (tự động)
  5. B5: Lấy biển số
  6. B6: Lấy giấy hẹn ngày nhận Giấy đăng ký xe

Sau khoảng thời gian 3 ngày kể từ ngày đăng ký, chủ xe sẽ nhận được giấy tờ đăng ký xe ô tô mới. Khách hàng cần lưu ý kiểm tra thật kỹ các giấy tờ đã đầy đủ chưa, đồng thời kiểm tra các thông tin in trên giấy tờ.

Nếu có sai sót sẽ được giải quyết kịp thời thay vì về đến nhà mới kiểm tra sẽ rất mất thời gian khiếu nại.

Trong năm 2020, chi phí cho thủ tục đăng ký xe ô tô, cấp biển số xe ô tô mới đối với xe dưới 10 chỗ ngồi như sau: 

  • Tại Hà Nội: 20 triệu đồng
  • Tại TP.Hồ Chí Minh: 11 triệu đồng
  • Khu vực II: 1 triệu đồng
  • Khu vực III: 200 nghìn đồng 

Những loại giấy tờ cần dùng để đăng ký xe ô tô, nhận cấp biển số ô tô:

Tương tự như bước nộp lệ phí trước bạ, quý khách hàng cũng cần phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trước khi đăng ký xe ô tô. Cụ thể gồm có những loại giấy tờ như:

  • Tờ khai Đăng ký xe có dán bản cà số khung, số máy.
  • Tờ khai thuế trước bạ và biên lai đóng thuế.
  • Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe do nhà sản xuất cung cấp (Bản gốc).
  • Hoá đơn GTGT của Đại lý bán xe xuất cho khách hàng (Bản chính).
  • Tờ khai nguồn gốc xe nhập khẩu đối với các xe ô tô nhập khẩu từ nước ngoài (Bản chính).
  • Căn cước công dân/CMND và Hộ khẩu nếu người mua xe là cá nhân (Photo).
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh và Giấy giới thiệu cho người đăng ký xe nếu người mua xe là công ty tư nhân (Photo).

Bước 3: Đăng kiểm và đóng bảo hiểm, phí bảo trì đường bộ

dang-kiem-xe-oto

Sau khi hoàn thành bước 1 và 2, quý khách hàng sẽ mang xe đến các Chi cục đăng kiểm để kiểm định. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn quốc có 90 điểm đăng kiểm nhằm tạo sự thuận tiện cho người dân.

Lưu ý thêm cho quý khách hàng, tại nơi đăng kiểm sẽ có bán Bảo hiểm trách nhiệm dân sự dành cho xe ô tô. Khi mua tại đây, khách hàng sẽ mua được với mức giá đúng quy định của nhà nước, đồng thời tiết kiệm được nhiều thời gian.

Những loại giấy tờ cần dùng để đăng kiểm xe ô tô:

  • Giấy đăng ký xe hoặc giấy hẹn (Bản chính).
  • Bộ số sườn, số máy.
  • Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe do nhà sản xuất cung cấp (Bản gốc).
  • Giấy giới thiệu đăng ký vào đơn vị vận chuyển (Đối với xe kinh doanh vận chuyển hành khách).
  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

Chi phí cho việc đăng kiểm, đóng bảo hiểm và phí bảo trì đường bộ của xe ô tô:

  • Phí Đăng kiểm: khoảng 340.000 đồng đối với các ô tô du lịch dưới 10 chỗ
  • Bảo hiểm dân sự bắt buộc: dao động từ hơn 400.000 đồng tới hơn 4.000.000 đồng tùy vào từng loại xe
  • Phí Bảo trì đường bộ: từ 780.000 đồng tới 3.660.000 đồng với hạn mức thời gian từ 6 tháng tới 30 tháng đối với các ô tô du lịch dưới 10 chỗ.


Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button