Dota2

Chứng kiến TI vừa cân bằng, hấp dẫn lại có nhà vô địch đầy bất ngờ, liệu có quá muộn để Riot đưa trở lại thể thức nhánh thắng – nhánh thua tại CKTG?

Hoàng Anh Đức – 14:37, 28/10/2021 Thể thức thi đấu hiện tại của vòng loại trực tiếp CKTG được cho là thiếu đi tính hấp dẫn, đặc biệt là trong những năm trở lại đây khi các trận đấu ở vòng này thường kết thúc đầy chóng vánh. Liệu khi nhìn sang giải đấu TI của Dota 2 vừa hấp dẫn, khó đoán lại có thể có nhà vô địch bất ngờ, đã đến lúc Riot Games đưa trở lại thể thức nhánh thắng – nhánh thua tại CKTG?

  • Nữ streamer từng bị fan đòi xem ảnh nhạy cảm gây sốt khi biến hình thành nữ cơ thủ đầy quyến rũ
  • Nữ streamer từng dính lùm xùm với fan vì vòng 1 quá khổ khiến cánh mày râu ngỡ ngàng khi khoe cơ thể nóng bỏng giữa nơi rừng núi lạnh giá
  • Đối xử phũ phàng thế này với người thương một thời, bảo sao “ông hoàng check map” ProE vẫn cứ ế bề vững
  • Dù đã sử dụng thể thức thi đấu vòng bảng BO1 và vòng loại trực tiếp theo thể thức BO5 suốt quãng thời gian dài tại các kỳ CKTG, nhưng đã đến lúc Riot Games cần phải thức thời. Chỉ nên đánh vòng bảng theo thể thức BO1 kéo dài hai lượt, và đặc biệt, cần áp dụng thể thức nhánh thắng – nhánh thua tại giải đấu LMHT lớn nhất trong năm. 

    Thể thức này của vòng loại trực tiếp CKTG khiến rất nhiều ứng cử viên mạnh của các kỳ CKTG trước phải chia tay đầy tiếc nuối

    Thể thức cho sự kiện quan trọng nhất của một mùa giải LMHT thực sự cần phải xem xét lại và có sự sửa đổi kỹ càng, bởi lẽ rất nhiều những trận đấu tại vòng khởi động và vòng bảng diễn ra với thế trận hết sức một chiều. Còn vòng loại trực tiếp thì chỉ lấy hai đội dẫn đầu, diễn ra trong quãng thời gian quá ngắn, không đủ để làm người hâm mộ thỏa mãn. 

    CKTG 2018 đã chứng kiến KT Rolster và RNG – hai ứng viên hàng đầu cho ngôi vô địch rời giải ngay sau vòng tứ kết

    Hãy tưởng tượng rằng các đội tuyển dành cả năm trở xây dựng đội hình, tạo nên lối chơi dựa trên con người mình có, cố gắng tích lũy điểm số qua hai mùa giải Mùa Xuân và Mùa Hè. Sau một quãng thời gian dài đánh đổi bằng máu, mồ hôi và nước mắt, đội tuyển đó đủ điều kiện giành quyền tham dự CKTG. 

    Infinity Esports  – nhà vô địch Mỹ Latin bay nửa vòng trái đất tới Iceland, sau đó về nước chỉ sau 4 trận đấu vòng khởi động

    Nhưng rồi, họ bay đến địa điểm tổ chức giải đấu, cách ly và tập luyện trong quãng thời gian dài chỉ đánh được một vài trận BO1 rồi xách vali đi về. Những người chơi đã dành cả năm phấn đấu cần xứng đáng nhiều hơn thế, cả những người hâm mộ cũng vậy, họ xứng đáng được chứng kiến thật nhiều màn tranh tài đỉnh cao hấp dẫn hơn nữa.

    Tất nhiên, trong lịch sử hơn 10 năm của CKTG, đã có vô vàn những khoảnh khắc đặc biệt ấn tượng, từ câu chuyện cổ tích của Taipei Assasins năm 2012 cho tới màn thể hiện hủy diệt của DAMWON Gaming năm 2020. Tuy nhiên, mọi thứ cần phải thay đổi để phù hợp với thời thế. Thậm chí, CKTG đã từng áp dụng thể thức này vào năm 2011; LEC, LCS và LPL cũng đã có nhánh thắng – nhánh thua tại vòng playoffs. Tất nhiên, thành công lớn nhất của hình thức thi đấu này phải nói tới The International của Dota 2 – kẻ thù “không đội trời chung” của LMHT. 

    The International luôn được đánh giá bởi sự hấp dẫn và bất ngờ

    Tại TI10 vừa qua, một kỳ tích không tưởng đã được tạo nên bởi đại diện đến từ Nga Team Spirit khi họ quật ngã hàng loạt ông lớn như đội tuyển 2 lần liên tiếp vô địch OG, cựu vô địch IG, đội tuyển luôn là ông lớn của Dota 2 Team Secret, đặc biệt họ đánh bại ứng cử viên số 1 cho chức vô địch PSG LGD để đăng quang ngôi vô địch đầy xứng đáng.  

    Chiến thắng của Team Spirit nằm ngoài sức tưởng tượng của tất cả những người yêu DOTA 2

    Thế nhưng, nếu có một đội tuyển như vậy chiếu theo thể thức thi đấu của CKTG, họ có khi chẳng lọt qua nổi vòng bảng, chứ đừng nói tới việc mang khiên Aegis trở về CIS và phần thưởng 18 triệu USD cho nhà vô địch  – số tiền thưởng kỷ lục trong lịch sử thể thao điện tử. 

    Tuy nhiên, nếu có một đội tuyển như vậy thi đấu tại CKTG, thể thức BO1 tại vòng bảng, rất khó để tạo nên bất ngờ 

    Tuy nhiên, nên áp dụng nhánh thắng – nhánh thua như thế nào tại CKTG?

    Nếu áp dụng nguyên thể thức của TI vào CKTG, vòng bảng của CKTG sẽ chỉ có 18 đội, chia đều vào 2 bảng đấu. Mỗi đội sẽ đấu vòng tròn 2 lượt trong bảng theo thể thức BO1 để xác định hạt giống cho giai đoạn playoffs. Bốn đội đứng đầu mỗi bảng sẽ tạo thành nhánh thắng, trong đó, hai đội đứng đầu mỗi bảng sẽ lựa chọn đội đứng thứ 3, hoặc thứ 4 ở bảng còn lại. Còn các đội từ 5 đến thứ 8 trong bảng sẽ thi đấu từ nhánh thua, hai đội xếp cuối sẽ là hai đội bị loại. 

    Vòng bảng của TI thường chỉ mang ý nghĩa phân loại hạt giống

    Tại vòng playoffs, ngoài 4 trận đấu đầu tiên của nhánh dưới thi sẽ thi đấu theo thể thức BO1, các trận đấu còn lại sẽ đều thi đấu theo thể thức BO3. Riêng trận chung kết tổng sẽ thi đấu theo thể thức BO5. 

    Thể thức thi đấu của TI nếu áp dụng vào CKTG

    Nếu kịch bản này được diễn ra, các đội như RNG, MAD Lions, C9 hay HLE – những người thất bại ở vòng tứ kết tại CKTG sẽ có cơ hội làm lại khi tụt xuống nhánh thua. Các đội này sẽ gặp 4 đội đã thắng ở các cặp BO1 nhánh thua trước đó. Format này cũng sẽ khiến cho giải đấu có thêm nhiều hơn nữa những cuộc đối đầu chất lượng. 

    Nếu có thể thức này, MAD Lions có thể vẫn sẽ còn cơ hội tại CKTG trên sân nhà

    Một hình thức khác cũng có thể được nghĩ tới đó là GSL – thể thức thi đấu của hai bộ môn CS:GO và StarCraft II. Tại hình thức này, các đội vẫn sẽ được chia làm bốn bảng đấu nhưng sẽ bốc thăm chia cặp, thi đấu theo thể thức BO1. Hai đội thắng sẽ có vé vào trận đấu tại nhánh thắng, đội nào thắng cặp này sẽ có vé vào vòng loại trực tiếp. Hai đội thua ở trận ra quân sẽ gặp nhau ở trận đấu nhánh thua, đội nào chiến thắng sẽ gặp đội vừa thua ở trận nhán thắng, đội dành chiến thắng ở trận đấu quyết định này sẽ là đội thứ hai lọt vào vào vòng loại trực tiếp. 

    Hoặc có thể tạo ra vòng bảng mang tính cạnh tranh như thế này

    8 đội còn lại vào vòng loại trực tiếp vẫn sẽ thi đấu giống thể thức hiện tại của Riot. Thế nhưng, bằng cách tổ chức vòng bảng như trên, giải đấu sẽ có thể tìm ra được 8 đội tuyển ưu tú nhất lọt vào vòng trong, bởi các đội đã phải tranh đấu quyết liệt ngay từ vòng bảng.

    Mặc dù vậy, nếu thời gian không phải vấn đề thì có thể tổ chức theo hình thức của TI đã làm. Từ đó, đội tuyển sau cùng lên ngôi vô địch sẽ có thể vỗ ngực tự hào rằng mình xứng đáng với chức vô địch. 

    Các giải đấu DOTA 2 luôn có tính cạnh tranh rất cao, khó lường

    Bên cạnh đó, nếu tổ chức theo hình thức nêu trên, biết đâu FunPlus Phoenix – những người đã gây thất vọng tràn trề khi bị loại ở vòng bảng sẽ có cơ hội phát huy sức mạnh khi tiến vào những loạt trận BO3. Ngay cả LNG Esports và Team Liquid – những đã bị loại đầy tiếc nuối chỉ sau đúng một trận Tiebreak, ở bảng đấu mà 4 đội có thành tích 3 – 3, vẫn có thể được trao thêm cơ hội tại vòng playoffs. 

    FPX sẽ có cơ hội sửa sai nếu hình thức nhánh thắng – nhánh thua được áp dụng

    Tất nhiên, cả format thi đấu của TI hay Major CS:GO chưa hẳn đã là hoàn hảo, đặc biệt vẫn những vấn đề liên quan đến thời gian. Tuy nhiên, đây có thể sẽ là bước đi đúng đắn, hướng tới một CKTG cạnh tranh hơn, cân bằng hơn và hoàn thiện hơn. 

    >>>

    Related Articles

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button