Cẩm nang du lịch

Bí quyết chụp hình đẹp dưới nước không khác gì thợ ảnh

Bạn vừa thuộc “team sống ảo”, lại vừa có niềm đam mê vô hạn với những bãi biển xanh trong vắt, những rạn san hô đầy đầy sắc màu rực rỡ? Vậy thì ngoài những bức hình thả dáng “so deep” trên bãi biển, bạn đã bao giờ thử sáng tạo cho mình những chiếc hình sang-xịn-mịn ngay dưới mặt nước biển chưa? Mới nghe thì tưởng chừng cũng khó lắm đây, nhưng đừng lo, chỉ cần nắm một vài kĩ thuật cơ bản ngay dưới đây thì bạn sẽ dễ dàng có được những hình khiến chúng bạn trầm trồ cho mà xem.

1. Lựa chọn thời điểm chụp hình

Không giống như chụp hình trên cạn là có thể chụp bất cứ thời điểm nào, chụp hình dưới nước yêu cầu bạn phải chú ý rất nhiều yêu cầu trong đó đặc biệt là việc lựa chọn thời gian. Để có được những bức ảnh xịn sò, điều kiện kiên quyết đầu tiên là bạn phải chọn thời gian thích hợp.

Những ngày thời tiết ấm áp, trời trong xanh sẽ giúp màu sắc của hình được sắc nét hơn. Hình: Sưu tầm

Thời điểm lý tưởng nhất để chụp ảnh dưới nước là ban ngày vào mùa hè, mùa xuân, khi thời tiết ấm áp và có nắng, bầu trời trong xanh. Lúc này, bạn sẽ tận dụng được những khoảng sáng do ánh sáng mặt trời tạo ra để cân đối màu sắc và bức ảnh được sắc nét hơn. Nếu chụp ở các bãi biển hay bể bơi ngoài trời vào những ngày mưa, âm u, thì vừa khiến những bức ảnh của bạn trông nhàm chán, vừa ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nữa đấy.

Nếu nước đục thì không nên chụp, nhìn chán đời lắm vậy nên lựa chọn thời điểm làn nước trong xanh, lấp lánh ánh sáng phản chiếu thì mới chụp nhé.

2. Chuẩn bị thiết bị chụp hình phù hợp

Muốn có được những bức ảnh dưới nước “để đời” chắc hẳn phải cần đến một chiếc máy ảnh chuyên dụng để làm việc này. Bạn có thể cân nhắc các dòng máy ảnh như Nikon Coolpix W300, Fujifilm Finepix XP120, Olympus Tough TG-5,… Những chiếc máy ảnh này đều được trang bị một bộ vỏ bọc chống nước nên bạn không cần lo bị ướt đâu nhé.

Hiện nay có khá nhiều thiết bị chuyên dụng dùng để chụp dưới nước. Hình: Sưu tầm

Hiện nay có khá nhiều thiết bị chuyên dụng dùng để chụp dưới nước. Hình: Sưu tầm

Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ khả năng chi trả cho một chiếc máy ảnh xịn, chuyên dụng dưới nước. Đừng lo vì bạn cũng có thể sử dụng ngay chiếc điện thoại của mình, chỉ cần sắm một vài phụ kiện hỗ trợ như bao chống nước, túi chụp ảnh dưới nước là “ổn áp” liền rồi nha. Tuy nhiên, bạn cần phải xem thật kỹ về đặc tính kỹ thuật của món phụ kiện đó, và luôn nhớ rằng, tiền nào của nấy. Đừng tiếc tiền khi mua những phụ kiện này, bởi nếu mua phải một chiếc túi chống nước không tốt thì bạn sẽ phải trả giá bằng cả chiếc điện thoại của mình đấy.

Cần lựa chọn những túi chống nước chất lượng để bảo vệ điện thoại của bạn. Hình: Sưu tầm

Cần lựa chọn những túi chống nước chất lượng để bảo vệ điện thoại của bạn. Hình: Sưu tầm

3. Sử dụng đèn Flash

Có một điều mà bạn cần nắm rõ, đó là nước hấp thu ánh sáng, điều này có nghĩa là các màu sắc riêng biệt với một bước sóng khác nhau sẽ không còn nữa khi các sóng ánh sáng tương ứng của chúng bị hấp thu. Trong đó, màu đỏ là màu đầu tiên bị mất và hoàn toàn mất đi ở độ sâu từ 4,5m đến 6m. Màu cam là màu kế tiếp, sau đó là màu vàng. Do đó khi chụp ảnh dưới nước, hình ảnh thường có màu xanh dương hay lục.

Đèn flash giúp bạn giữ được màu chính xác dù ở độ sâu nào. Hình: Sưu tầm

Đèn flash giúp bạn giữ được màu chính xác dù ở độ sâu nào. Hình: Sưu tầm

Để giải quyết được vấn đề này, bạn bắt buộc phải dùng đèn flash hay các nguồn ánh sáng nhân tạo khác như đèn pin. Có thể là khi chụp hình ở trên cạn, bạn sẽ ghét dùng flash vì nó khiến mặt của bạn trông trắng bệch, nhưng khi chụp hình dưới nước, đèn flash sẽ là cứu cánh cho bạn, khiến màu ảnh trông cân đối và đẹp hơn hẳn.

4. Chú ý góc chụp

4.1. Chụp ngang mặt nước

Nếu bạn lo ngại có thể làm hỏng chiếc máy ảnh hay điện thoại của mình thì có thể cân nhắc chụp theo góc ngang mặt nước này nhé. Cách chụp hình này không yêu cầu máy ảnh bạn tiếp xúc trực tiếp với nước nhưng vẫn có được những shoot hình mang tính nghệ thuật khá xịn đấy, tạo cảm giác như hai thế giới khác nhau đang hiện ra với mặt nước là đường biên.

Đây là cách chụp dưới nước đơn giản nhất, tương tự như chụp trên cạn. Hình: Hà Trúc

Đây là cách chụp dưới nước đơn giản nhất, tương tự như chụp trên cạn. Hình: Hà Trúc

4.2. Chụp sát mặt nước

Cách chụp ảnh sát mặt nước yêu cầu máy ảnh hay điện thoại phải tiếp xúc mặt nước thì mới có thể bắt trọn được khung hình. Nếu máy ảnh của bạn có chức năng chống nước hay bạn đã sắm một túi chống nước chuyên dụng thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm nhé, bởi với cách chụp này, thiết bị ghi hình của bạn không phải chìm trong nước quá sâu hay quá lâu đâu.

Với cách chụp này, bạn chỉ cần lặn xuống khoảng 1 đến 2 mét là đã có ảnh xịn rồi nhé. Hình: Sưu tầm

Với cách chụp này, bạn chỉ cần lặn xuống khoảng 1 đến 2 mét là đã có ảnh xịn rồi nhé. Hình: Sưu tầm

4.3. Chụp sâu trong nước

Để chụp được những bức ảnh xịn ở góc chụp này thì cũng cần một tay nghề với kĩ năng kha khá như khả năng phơi sáng, điều chỉnh các chế độ chụp sao cho phù hợp, cùng với yêu cầu về độ chống nước tốt của thiết bị chụp. Với cách chụp này, bức ảnh sẽ đẹp hơn nếu chụp với góc gần, vì vậy hãy tiến lại gần, lưu ý không nên sử dụng chế độ zoom của thiết bị chụp, bởi zoom quang học sẽ hoạt động cực kém dưới nước.

Chụp sâu trong nước yêu cầu kĩ năng cao. Hình: @gotasea

Chụp sâu trong nước yêu cầu kĩ năng cao. Hình: @gotasea

5. Chọn trang phục, trang điểm phù hợp

Trang phục vẫn luôn là yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định đến mức độ đẹp của bức ảnh dù là ở trên cạn hay dưới nước. Môi trường nước khá nặng và khó vận động, tạo dáng nên trang phục có chất liệu nhẹ nhàng, mềm mại sẽ là lựa chọn đúng đắn dành cho bạn.

Bikini vẫn là trang phục hoàn hảo cho những bức hình chụp dưới nước. Hình: @gasch_amelie

Bikini vẫn là trang phục hoàn hảo cho những bức hình chụp dưới nước. Hình: @gasch_amelie

Ngoài ra, mỗi vùng biển lại có một sắc thái riêng biệt: xanh dương, xanh thẫm, xanh trắng… Do đó, bạn cũng cần phải biết trước nơi mình chụp hình sẽ như thế nào để lựa chọn màu sắc trang phục phù hợp. Bạn nên chọn tông trắng hoặc kem cho nền nước màu xanh hoặc tông tím, xanh thẫm cho vùng nước phản chiếu nhiều ánh sáng để nổi bật hơn nhé.

Bạn cũng cần lưu ý chọn những loại mỹ phẩm tốt, chuyên dùng cho trang điểm dưới nước để giữ được lớp trang điểm lâu hơn. Đây là tiêu chí quan trọng nhất để khuôn mặt bạn không bị nhợt nhạt và loang lổ lớp trang điểm dù ngâm dưới nước thời gian dài.

6. Luyện tập trước

Chụp ảnh dưới nước khó hơn trên cạn rất nhiều, nếu như chụp ảnh trên cạn, bạn chỉ cần luyện tập cách thả dáng sao cho thật “so deep” thôi thì khi chụp ảnh dưới nước, bạn cần phải có một vài kĩ năng lặn, thực hành tập thở và mở mắt, giữ thăng bằng tốt thì mới có thể tạo được những bức ảnh đẹp. Ngoài ra, bạn cũng cần phải luyện tập để cơ thể thả lỏng, xuôi theo chiều nước, đừng để bản thân bị quá căng thẳng thì mới giúp bạn an toàn trong nước.

Hãy dành thời gian luyện tập nhiều để có được những bức hình dưới nước ưng ý. Hình: Sưu tầm

Hãy dành thời gian luyện tập nhiều để có được những bức hình dưới nước ưng ý. Hình: Sưu tầm

7. Chuẩn bị kiến thức hậu kì

Ngoài các kĩ thuật chụp hình, thần thái, trang phục và cách tạo dáng đẹp dưới nước thì hậu kì cũng chính là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng nhất để tạo nên 1 bức ảnh đẹp. Đôi khi chỉ cần những thao tác đơn giản như cắt ghép, chỉnh màu,… cũng giúp những bức ảnh của bạn trở nên lung linh và bắt mắt hơn rất nhiều đấy.

Chỉnh màu phù hợp giúp bức hình của bạn trông cuốn hút hơn rất nhiều. Hình: @gasch_amelie

Chỉnh màu phù hợp giúp bức hình của bạn trông cuốn hút hơn rất nhiều. Hình: @gasch_amelie

Bí kíp đã “nằm lòng”, giờ thì còn chần chờ gì nữa mà không sắp xếp một chuyến đến những vùng biển xanh mây trắng cát vàng như Nha Trang, Vũng Tàu, Phú Quốc,…. để làm ngay cho mình một bộ ảnh dưới nước thật xịn sò thôi nào!

Đừng quên săn vé giá rẻ trên Vntrip cho chuyến du lịch tiết kiệm hơn bạn nhé!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button